Intracom Harmony

Trách Nhiệm Của Ban Quản Lý Chung Cư Là Gì?

Nếu có ý định sẽ sinh sống trong các tòa nhà chung cư, cụm chung cư bạn nên tìm hiểu về trách nhiệm của ban quản lý chung cư để có thể yêu cầu hỗ trợ xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sinh sống. Vậy ban quản lý chung cư là gì? Quyền hạn và trách nhiệm của ban quản lý nhà chung cư ra sao? Tham khảo ngay những thông tin dưới đây, bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi trên!

Ban quản lý chung cư là gì?

Trong Khoản 2 Điều 103 Luật Nhà ở năm 2014 những tòa nhà chung cư được quy hoạch xây dựng có từ 20 căn hộ trở lên bắt buộc phải thành lập Ban quản lý chung cư (hay Ban quản trị nhà chung cư).

Ban quản lý chung cư sẽ đại diện cho toàn bộ các chủ sở hữu trong tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư đó thực hiện các công việc liên quan đến việc quản lý và vận hành tòa nhà chung cư theo quy định của  pháp luật về nhà ở bảo đảm cuộc sống sinh hoạt thuận tiện cho các cư dân.

trách nhiệm ban quản lý chung cư

Ban quản lý chung cư gồm những bộ phận nào?

Trước khi đến với trách nhiệm của ban quản lý chung cư, bạn nên tìm hiểu một chút về những bộ phận Ban Quản lý chung cư sẽ quản lý, vận hành. Từ đó, có thể dễ dàng hiểu hơn để khi có đề xuất, yêu cầu với Ban Quản lý chung cư sẽ được giải quyết nhanh chóng.

Theo đó, Ban quản lý chung cư gồm có những bộ phận như:

Bộ phận quản lý an ninh: Bộ phận quản lý an ninh phụ trách trông giữ xe, bảo đảm an ninh an toàn, tránh mất mát tài sản trong quá trình sinh sống cho cư dân. Nhờ có bộ phận an ninh nên cư dân trong các tòa nhà chung cư luôn được bảo đảm tài sản, an toàn khi sinh sống.

Bộ phận quản lý kỹ thuật vận hành: Trong các tòa nhà chung cư có hệ thống máy móc kỹ thuật vận hành đa dạng từ hệ thống phòng cháy chữa cháy, điện nước, internet, camera quan sát, thang máy… Bộ phận quản lý kỹ thuật vận hành sẽ bảo đảm sự hoạt động ổn định của hệ thống máy móc, khi có sự cố xảy ra  khắc phục được ngay giúp quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình, các cư dân trong chung cư luôn suôn sẻ, dễ dàng.

Bộ phận quản lý khách hàng: Bộ phận quản lý khách hàng có trách nhiệm giải đáp các câu hỏi, các thắc mắc của các hộ dân trong chung cư khi sinh sống.

Bộ phận vệ sinh tòa nhà: Bộ phận vệ sinh tòa nhà lau dọn hành lang, quét dọn, chăm sóc khuôn viên,… đảm bảo không gian sống trong lành cho các cư dân.

Trách nhiệm của ban quản lý chung cư là gì?

Trách nhiệm của Ban quản lý chung cư sẽ bao gồm một số công việc chính như:

  • Kiểm tra, thực hiện giám sát các hoạt động của đội ngũ nhân viên trực thuộc các bộ phận bảo đảm công việc diễn ra suôn sẻ, cuộc sống của cư dân trong quá trình sinh sống được thoải mái, thuận lợi…. trôi chảy, tránh thiệt hại không đáng có.
  • Kiểm tra, thực hiện giám sát thường xuyên các hệ thống vận hành hoạt động của chung cư, cụm chung cư như: thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy,máy phát điện dự phòng, hệ thống bơm nước, vệ sinh môi trường, camera giám sát an ninh… Nếu xảy ra tình trạng hư hỏng., gặp sự cố phải kịp thời tìm phương án sửa chữa nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến đời sống của cư dân trong quá trình sinh sống. .
  • Ban quản lý chung cư được phép khai thác các dịch vụ ở tòa nhà chung cư, khu chung cư nhằm tăng doanh thu, chia sẻ lợi nhuận và gây quỹ phục vụ lợi ích của các cư dân sinh sống trong chung cư, cụm chung cư.
  • Ban quản lý chung cư có trách nhiệm bồi thường cho chủ đầu tư hoặc cho cư dân sinh sống trong chung cư  nếu để xảy ra sự cố thiệt hại về kinh tế và sức khỏe.
  • Thu thập, tổng hợp những kiến nghị, đề xuất của các chủ sở hữu trong tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư tìm cách tháo gỡ, giải quyết trong phạm vi cho phép.
  • Phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội trong nhà chung cư, cụm nhà chung cư.

Ai được ứng cử vào ban quản lý chung cư?

Trong Thông tư 28/2016/TT-BXD của Bộ xây dựng, Khoản 6 Điều 3 có quy định về quản lý tòa nhà chung cư. Theo đó, tiêu chuẩn các thành viên Ban quản lý nhà chung cư, đối với những nhà chung cư có trên 20 căn hộ, nhiều chủ sở hữu, thành viên Ban quản lý tòa nhà chung cư phải là chủ sở hữu và đang sử dụng nhà chung cư đó.

Ngoài ra, những người đang sử dụng căn hộ chung cư hoặc phần diện tích khác trong tòa nhà chung cư, không phải là chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác trong tòa nhà chung cư ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư được bầu cũng có thể trở thành thành viên Ban quản lý tòa nhà chung cư.

Với những thông tin trên hi vọng giờ đây bạn đã có những thông tin cơ bản nhất về Ban quản lý tòa nhà chung cư, trách nhiệm của ban quản lý chung cư. Từ đó, có thể liên hệ nếu có nhu cầu bảo đảm quá trình sinh sống sinh hoạt của các thành viên trong gia đình diễn ra được thoải mái nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

luật quy hoạch xây dựng

Luật quy hoạch xây dựng mới nhất 2023

Sự phát triển của đất nước phản ánh thông qua cơ sở hạ tầng được đầu tư và xây dựng. Hoạt động xây dựng ở Việt Nam phải được thực hiện dựa trên luật quy hoạch xây dựng. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quy…
khu phức hợp là gì

Khu phức hợp là gì? Ưu và nhược điểm của khu phức hợp?

Khu phức hợp đang trở thành xu hướng phát triển mới trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu sống và làm việc của con người thì việc xây dựng không gian sống tiện nghi, đẳng cấp như khu phức hợp đang trở thành…
trang trí phòng ngủ cho con gái cá tính

Hướng dẫn cách trang trí phòng ngủ cho con gái cá tính

Bạn có một cô con gái cá tính? Bạn muốn trang trí phòng ngủ cá tính cho cô con gái yêu của mình? Hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây! Bằng việc chia sẻ hướng dẫn cách trang trí phòng ngủ cho con gái cá tính chúng tôi…
cách tính diện tích xây dựng

Cách tính diện tích xây dựng chi tiết nhất

Trong quá trình xây dựng, việc tính toán diện tích xây dựng là rất quan trọng để đảm bảo rằng công trình được xây dựng đúng quy định và đáp ứng được mục đích sử dụng. Trong bài viết này Intracom Harmony sẽ giúp bạn tìm hiểu về lý do cần tính…