Intracom Harmony

TCVN Về Lối Thoát Hiểm Trong Công Tác Phòng Cháy Chữa Cháy

Lối thoát hiểm là hạng mục quan trọng được cả chủ đầu tư công trình và khách mua nhà cao tầng quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin TCVN về lối thoát hiểm (TCVN = Tiêu chuẩn Việt Nam) để các bạn tham khảo. Nhà cao tầng là giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề nhà ở của người lao động ở các thành phố lớn như hiện nay. Thế nên việc chú trọng đảm bảo lối thoát hiểm đúng tiêu chuẩn là góp phần đảm bảo cuộc sống an sinh xã hội.

Lối thoát hiểm là gì? Vai trò của lối thoát hiểm?

Lối thoát hiểm hiểu đơn giản là đường để thoát nạn. Khi có sự cố xảy ra trong tòa nhà thì mọi người sẽ di chuyển bằng lối thoát hiểm để bảo toàn tính mạng. Theo quy định thì mỗi công trình cao tầng không thể ít hơn 2 lối thoát hiểm và được bố trí đều trên cùng mặt bằng. Chủ yếu sự cố mà mọi người đề phòng khi sống ở các tòa cao tầng là hỏa hoạn. Lối thoát hiểm thường có cửa thoát hiểm, dùng để ngăn cản khói bụi độc hại của hỏa hoạn bay vào, ảnh hưởng tới người thoát hiểm. Lối thoát hiểm cũng là “cánh tay đắc lực” cho lực lượng cứu hộ cứu nạn sử dụng để tiếp cận, cứu giúp người bị nạn.

tcvn về lối thoát hiểm

Pháp luật hiện hành rất quan tâm tới vấn đề phòng cháy chữa cháy. Hệ thống TCVN về lối thoát hiểm đã được ban hành và phổ biến rộng rãi. Các tòa nhà sau khi thiết kế, thi công, hoàn thành phải trải qua bước kiểm tra phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền. Đạt các tiêu chuẩn này thì mới được đưa vào vận hành.

Quy trình thông dụng sử dụng lối thoát hiểm an toàn là:

Bước 1: Di chuyển những ai ở xa lối thoát hiểm nhất ra khỏi phòng của họ một cách nhanh nhất có thể để họ tránh tiếp xúc gần và lâu với các yếu tố nguy hiểm như khói, lửa, hơi độc,…

Bước 2: Di chuyển mọi người từ cửa thoát hiểm của các phòng tới cửa ra ngoài của các tòa nhà cao tầng. Đó là hành lang, chỗ nghỉ chân giải lao, cầu thang thoát hiểm nhà cao tầng, sảnh…

Bước 3: Di chuyển người ra khỏi tòa nhà và đi thành các luồng đến khu vực đảm bảo an toàn.

TCVN về lối thoát hiểm trong phòng cháy chữa cháy

Dưới đây là những tiêu chuẩn Việt Nam về lối thoát hiểm mà các nhà đầu tư, khách mua chung cư đều nên tham khảo.

Quy định về cửa thoát hiểm

Quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC rất nghiêm ngặt. Cửa từ các phòng tầng trệt sẽ thông trực tiếp ra ngoài nhà. Hoặc có thể tận dụng tiền sảnh và thông ra ngoài nhà.

Tất cả các phòng ở bất kỳ tầng nào đều kết nối với cầu thang, di chuyển được trực tiếp ra ngoài hoặc ra tiền sảnh để ra ngoài thoát nạn.

Từ cửa phòng bất kỳ có thể di chuyển qua hành lang để tiến vào cầu thang và đi ra ngoài.

Cửa của 2 phòng sát cạnh nhau ở cùng một tầng cần đảm bảo có yêu cầu chịu lửa lớn hơn cấp III. Ngoài ra, không chứa các nghề sản xuất có tính chất không an toàn hạng A, B, C. Bắt buộc phải có lối thoát ra ngoài trực tiếp hoặc di chuyển vào cầu thang, từ đó đi ra ngoài.

Kích thước lối ra thoát nạn/ chiều rộng lối thoát hiểm

Theo TCVN về lối thoát hiểm, mục 3.2.9 QCVN 06:2010/Bộ Xây dựng đã quy định:

Lối ra thoát nạn có chiều cao thông thủy tối thiểu là 1,9 m.

Trong mọi hoàn cảnh, khi thiết kế chiều rộng của lối thoát hiểm, bắt buộc phải dự trù các dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa. Điều này đảm bảo không chướng ngại khâu vận chuyển các cáng tải thương nếu có người nằm phía bên trên.

Điều kiện để có đường thoát hiểm an toàn

Tất cả lối thoát ra ngoài cho phép đặt thông qua ngăn cửa đệm. Các lối từ tầng hầm, tầng chân cột phải bắt buộc phải có lối trực tiếp ra ngoài để đảm bảo an toàn.

Lối thoát bao gồm nhiều hạng mục như cửa đi, hành lang hoặc lối dẫn tới cầu thang trong – ngoài ra hiên kết nối khu vực an toàn. Ngoài ra, lối ra còn bao gồm cả lối đi ngang dẫn sang công trình liền kề trên cùng độ cao.

Thang máy không được là hạng mục vận chuyển người khi có sự cố.

Các lối thoát phải dễ nhận biết để mọi người sử dụng ngay khi có sự cố. Đường dẫn tới lối thoát ra ngoài bắt buộc phải có bảng ký hiệu hướng dẫn.

Không được lắp gương ở cạnh lối thoát hiểm.

>> Có thể bạn quan tâm đến: Tiêu chuẩn thiết kế thang bộ

Khoảng cách xa nhất từ nơi tập trung người đến lối thoát hiểm gần nhất trong công trình dân dụng

Đối với các phòng có diện tích từ 300m ở tầng hầm hay tầng chân cột, bắt buộc duy nhất có một lối ra khi số người thường xuyên ở phòng đó là 5 người trở xuống. Còn nếu phòng có từ 5 người trở lên thì cho phép đặt lối ra thứ 2 thông qua cửa, kích thước hơn 0,6×0,8m. Ngoài ra, cần có cầu thang thẳng đứng, nếu không thì phải qua cửa đi và có kích thước lớn hơn 0,75×1,5m.

Yêu cầu phải thiết kế lan can hoặc tường chắn tại mái những tòa nhà có các điều kiện cần thiết.

Trên đây là những thông tin về TCVN về lối thoát hiểm. Hy vọng các bạn sẽ thấy hữu ích và áp dụng vào thực tế. Nếu bạn đang ở trong các tòa nhà chung cư, dù yên tâm về chất lượng dự án hay không mong muốn hỏa hoạn xảy ra nhưng vẫn nên chủ động tìm hiểu về vị trí và cách thức thoát hiểm. Khi lựa chọn nơi an cư lạc nghiệp, hãy chọn những dự án có chất lượng tốt, từ các chủ đầu tư uy tín và đảm bảo các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy để không gặp những điều đáng tiếc xảy ra.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

chung cư hành lang bên

Chung Cư Hành Lang Bên Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm

Chung cư hành lang bên là loại hình chung cư khá phổ biến tại các thành phố lớn hiện nay. Chung cư hành lang bên có những ưu, nhược điểm gì? Một số quy định về hành lang chung cư cần biết trong quá trình sinh sống tại chung cư…
quy định sử dụng hành lang chung cư

Quy Định Sử Dụng Hành Lang Chung Cư Bạn Nên Biết

Quy định sử dụng hành lang chung cư tại mỗi dự án chung cư là khác nhau, tuy nhiên đều dựa trên quy định pháp luật chung về quyền sử dụng hành lang của Ban quản lý và các hộ cư dân trong tòa nhà chung cư. Cùng tìm hiểu…
tầng kỹ thuật chung cư

Có Nên Mua Căn Hộ Tại Tầng Kỹ Thuật Chung Cư Hay Không?

Các căn hộ nằm ở tầng kỹ thuật chung cư có đáng mua hay không? Nó có ưu nhược điểm gì so với các vị trí khác trong tòa nhà. Các chủ đầu tư đang rao bán các căn hộ này giá hấp dẫn khi rẻ hơn từ vài trăm…
nội thất phòng khách chung cư hiện đại

Cách Thiết Kế Nội Thất Phòng Khách Chung Cư Hiện Đại

Phòng khách là trái tim của mỗi căn chung cư. Nội thất phòng khách chung cư hiện đại sẽ góp phần tôn lên vẻ đẹp, sự sang trọng của căn nhà và gu thẩm mỹ của chủ nhà. Bài viết dưới đây sẽ bật mí đa dạng các cách thiết…