Intracom Harmony

Sàn chung cư dày bao nhiêu hợp lý và an toàn?

Khi thi công xây dựng nhà chung cư, sàn nhà vô cùng quan trọng, là một trong những tiêu chí để đánh giá độ bền, sự chắc chắn của công trình xây dựng. Theo tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà chung cư, sàn chung cư dày bao nhiêu là hợp lý, giúp công trình bền đẹp theo thời gian. Tham khảo ngay những thông tin dưới đây bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi trên.

Vì sao cần tính toán độ dày sàn chung cư?

Thực tế trong quá trình thi công xây dựng nhà ở, việc tính toán chính xác được độ dày sàn nhà chung cư sẽ bảo đảm được độ chịu tải, độ chống thấm nước, hạn chế tiếng ồn tầng trên chung cư giúp công trình có giá trị sử dụng lâu dài theo thời gian, không nhanh bị xuống cấp, mang đến không gian riêng tư cho người sử dụng.

Nếu không tính toán được chính xác độ dày của sàn chung cư có thể sẽ làm lãng phí nguồn nguyên vật liệu, làm tăng tải trọng của nhà chung cư, làm tăng khả năng chịu lực của chung cư, công trình sẽ nhanh bị hỏng hóc, xuống cấp theo thời gian.

sàn chung cư dày bao nhiêu

Sàn chung cư dày bao nhiêu?

Sàn chung cư có ý nghĩa vô cùng quan trọng bảo đảm tính thẩm mỹ, sự bền vững của tòa nhà, chính vì vậy sàn chung cư dày bao nhiêu có công thức tính cụ thể.

Theo đó, có 2 cách tính sàn chung cư dựa theo tiêu chuẩn thiết kế chung cư được sử dụng nhiều nhất đó là:

Cách 1: Công thức tính sàn bê tông cốt thép toàn khối

h = (D/m)Lng

Trong đó:

h là chiều cao toàn khối (tùy thuộc vào từng loại sàn dân dụng, công nghiệp hay thương mại)

D là trị số phụ thuộc vào tải trọng, thường dao động trong khoảng 0.8- 1.4

m là loại dầm thường dao động trong khoảng 30 – 35

Lng là chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô bàn.

Cách 2: Tính chiều dày sàn nhà dân dụng tối thiểu theo AIC

Đối với bản kê bốn cạnh (kể cả bản loại dầm), AIC đưa ra trị số min theo điều kiện độ võng phụ thuộc cả vào độ cứng của dầm và loại thép. Theo đó, sàn chung cư dày bao nhiêu sẽ được tính dựa vào công thức cụ thể như sau :

Khi 0,2 < α < 2,0 chiều dày sàn không nhỏ hơn:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in. (2)

Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in. (3)

Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sànα = EdJd/EsJ

Yêu cầu kỹ thuật về độ dày sàn chung cư

Thi công xây dựng sàn nhà chung cư, cần bảo đảm những yếu tố như sau:

  • Cường độ và khả năng chịu tải trọng: Độ dày sàn chung cư cần phải bảo đảm được khả năng chịu lực, chịu tải trọng của các bộ phận phía trên sàn chung cư, sự tác động của con người, vật dụng, thiết bị máy móc …nhằm không bị sập, gãy gây nguy hiểm cho người sinh sống.
  • Cách âm: Độ dày sàn chung cư cũng cần bảo đảm được khả năng cách âm, hạn chế tiếng ồn giữa các tầng, hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng giữa các tầng trong quá trình sinh sống.
  • Khả năng chống thấm tốt: Bên cạnh đó, độ dày sàn chung cư cũng cần bảo đảm một số yếu tố như độ chắc chắc, chống ăn mòn, chống thấm nước, bảo đảm bền lâu theo thời gian.
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng: Ngoài ra, một trong những yêu cầu khi thi công xây dựng sàn chung cư bảo đảm đạt tiêu chuẩn quy định song vẫn phải tính toán bảo đảm được tiết kiệm kinh phía trong quá trình thi công xây dựng tòa nhà.

Lưu ý khi thi công xây dựng sàn chung cư

Khi thi công thiết kế xây dựng sàn nhà chung cư, để công trình nhà ở chung cư bền chắc, an toàn, có tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng cần lưu ý những điều sau:

Thi công xây dựng sàn chung cư bảo đảm đủ khô, khi sờ tay vào không thấy ẩm hoặc lạnh. Đủ độ phẳng, mịn, không bị mấp mô làm mất tính  thẩm mỹ sau thi công. Đảm bảo sạch không bị lẫn các tạp chất

Thông thường, độ dày sàn chung cư khoảng từ 8-10cm. Khi thi công đổ sàn cần lưu ý đổ giật lùi. Khi đổ không nên tạo sự phân tầng của sàn bê tông sẽ làm mất mĩ quan, mất sự kết nối giữa các kết cấu và làm giảm chất lượng công trình

Mặc dù bê tông sàn không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái, tuy nhiên khi đổ sàn bê tông ta cũng cần phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh bị nứt trong khi sử dụng.

Lưu ý cuối cùng khi đổ bê tông sàn chung cư đó là bạn nên khống chế độ cao bằng các cữ, dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt giúp mặt sàn có tính thẩm mỹ cao.

Với những thông tin chia sẻ bên trên, tin chắc rằng giờ đây bạn đã biết cách tính sàn chung cư dày bao nhiêu sao cho hợp lý và an toàn? Yêu cầu kỹ thuật khi thi công xây dựng sàn chung cư nghiêm túc, chặt sẽ là nền tảng tiền đề cho những công trình xây dựng chất lượng cao.  Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tính toán dễ dàng, lên kế hoạch thi công đổ sàn bê tông chung cư phù hợp nhất cho công trình của mình.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

phòng khách liền bếp chung cư

Tạo không gian mở với thiết kế phòng khách liền bếp chung cư

Theo xu hướng hiện đại ngày nay, phòng khách liền bếp chung cư được nhiều người lựa chọn bởi sự hòa quyện giữa sự tiện nghi và tính thẩm mỹ. Không chỉ giúp tối ưu diện tích mà còn mang lại cảm giác mở trong không gian sống. Hãy cùng…
giật cấp là gì

Trần giật cấp là gì? Lựa chọn ấn tượng cho không gian!

Trong cuộc trang trí nội thất, một yếu tố không thể thiếu để tạo nên không gian sống độc đáo chính là trần nhà. Và giữa các tùy chọn đa dạng, trần giật cấp và trần thạch cao phẳng đã trở thành hai lựa chọn nổi bật mà nhiều người…
trang trí hành lang chung cư

Những Ý Tưởng Trang Trí Hành Lang Chung Cư Ấn Tượng

Hành lang chung cư là khu sinh hoạt chung của cả tầng chung cư, vậy, với những tòa nhà có hành lang chung cư rộng rãi, có nên trang trí để tăng thêm tính thẩm mỹ cho khu vực này hay không? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay những…
kích thước ban công

Tiêu chuẩn kích thước ban công chuẩn nhất

Khi xây dựng các tòa nhà chung cư, ban công là một phần quan trọng không thể thiếu để cung cấp không gian sống ngoài trời cho cư dân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho tòa nhà cũng như cho những người sống tại đó, quy định về…