Quy Định Về Quản Lý Vận Hành Nhà Chung Cư Chi Tiết
Nhà chung cư là loại hình nhà ở rất phổ biến tại các thành phố lớn hiện nay. Nhà chung cư có nhiều căn hộ, nhiều hộ gia đình cùng sinh sống. Vậy quản lý vận hành nhà chung cư ra sao để các cư dân sinh sống, làm việc thuận tiện, thoải mái; quy định về quản lý vận hành nhà chung cư cụ thể như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo ngay câu trả lời trong những thông tin dưới đây!
Thế nào là quản lý vận hành nhà chung cư?
Quản lý vận hành nhà chung cư là quản lý các hoạt động liên quan tới tòa nhà chung cư như: hoạt động của hệ thống thang máy, điện nước, mạng internet, sự sạch sẽ của khu nhà vệ sinh, khu vực hàng lang, bảo đảm an ninh, trật tự, hệ thống camera giám sát việc cá nhân ra vào tòa nhà, nơi để xe, gửi xe… cho các cư dân trong tòa nhà sinh hoạt, làm việc được an toàn, tiện lợi.
Số lượng cư dân sinh sống và làm việc trong các tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư rất lớn nên công việc quản lý vận hành nhà chung cư đòi hỏi cần có một một đội ngũ công nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ dày dặn kinh nghiệm, chuyên nghiệp để xử lý các tình huống, sự cố bất thường xảy ra.
Thông thường để quản lý vận hành nhà chung cư giúp các cư dân sinh sống, làm việc được thuận tiện, các tòa nhà chung cư, cụm chung cư sẽ có các bộ phận quản lý vận hành nhà chung cư chính như:
+ Bộ phận quản lý vận hành chung cư thực hiện công tác vệ sinh
+ Bộ phận quản lý vận hành chung cư thực hiện công tác an ninh, bảo vệ
+ Bộ phận quản lý vận hành chung cư thực hiện công tác tiếp đón, trả lời thắc mắc, thu thập ý kiến kiến nghị của cư dân
+ Bộ phận quản lý vận hành chung cư thực hiện công tác kỹ thuật
Quy định về quản lý vận hành nhà chung cư?
Quy định về việc quản lý chung cư chi tiết sẽ như sau:
Thứ nhất, đối với tòa nhà chung cư có thang máy, việc quản lý vận hành nhà chung cư phải do đơn vị có chức năng, năng lực thực hiện.
Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải được thành lập, hoạt động dựa theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc Luật hợp tác xã và có chức năng quản lý vận hành nhà chung cư. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm các chuyên môn về kỹ thuật, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, dịch vụ…
Bên cạnh đó, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên đáp ứng được các yêu cầu quản lý vận hành nhà ở với các lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy, điện, nước, vận hành trang thiết bị gắn với nhà chung cư và có các giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Bộ Xây dựng.
Cũng theo quy định về quản lý vận hành nhà chung cư, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được thu kinh phí quản lý vận hành của các chủ sở hữu và người sử dụng trong tòa nhà chung cư theo mức quy định trong Khoản 3 và Khoản 4 Điều 106 của Luật nhà ở năm 2014. Đối với những tòa nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của Nhà nước thì giá dịch vụ quản lý vận hành chung cư được thực hiện như theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 106 của Luật nhà ở năm 2014.
Thứ hai, đối với tòa nhà chung cư không có thang máy thì hội nghị nhà chung cư họp quyết định tự quản lý vận hành nhà chung cư hoặc thuê đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.
Tổ chức, lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư
Dựa theo quy định trong Điều 27 Thông tư 05/VBHN-BXD năm 2021 của Bộ Xây dựng chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức, lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư. Khi chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức việc quản lý vận hành nhà chung cư. Trường hợp nhà chung cư có thang máy song chủ đầu tư không đủ điều kiện về chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thì phải thuê đơn vị có đủ điều kiện về chức năng, năng lực theo quy định để thực hiện việc quản lý vận hành nhà chung cư.
Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có thể ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để thực hiện các dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư nhưng phải chịu trách nhiệm về chất lượng cung cấp dịch vụ theo nội dung hợp đồng đã ký kết với Ban quản trị nhà chung cư.
Phí dịch vụ quản lý vận hành chung cư bao nhiêu?
Theo Điều 105 Luật nhà ở năm 2014, thông thường, việc quản lý vận hành chung cư theo quy định sẽ do Ban quản lý nhà chung cư. Để giúp vận hành nhà chung cư bảo đảm cho quá trình sinh sống, làm việc của cư dân trong tòa nhà chung cư thoải mái, thuận tiện, dễ dàng nhất mỗi chủ sở hữu căn hộ chung cư phải đóng 2% tổng tiền mua căn hộ chung cư.
Số tiền này ban đầu các chủ sở hữu căn hộ sẽ đóng cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm đem gửi Ngân hàng tạo thành một nguồn quỹ bảo trì chung cư. Sau khi Ban quản lý nhà chung cư được thành lập, trách nhiệm của Ban quản lý chung cư là mở tài khoản để chủ đầu tư bàn giao lại cho Ban quản lý chung cư để thực hiện các công tác bảo đảm quá trình vận hành trong tòa nhà chung cư dễ dàng thuận tiện nhất.
Chung cư là nơi sinh sống của hàng trăm hộ gia đình bao gồm người Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Việc quản lý vận hành nhà chung cư là vô cùng cần thiết để các cư dân có môi trường sống, môi trường làm việc lý tưởng. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về việc vận hành nhà chung cư, các quy định về quản lý vận hành nhà chung cư, dùng kiến thức áp dụng thực tế khi sinh sống và làm việc tại các tòa nhà chung cư.