Intracom Harmony

Quy Định Về Quản Lý Tòa Nhà Chung Cư Theo Thông Tư Mới Nhất

Quy định về quản lý tòa nhà chung cư được ghi chi tiết trong Thông tư số 02 của Bộ xây dựng ban hành năm 2016. Tuy nhiên, thực tế triển khai có một số bất cập, vì vậy Bộ xây dựng ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều. Vậy quy định về quản lý tòa nhà chung cư theo thông tư mới nhất sửa đổi, bổ sung những điều nào? Tham khảo và cập nhật ngay trong thông tin dưới đây nhé!

Điểm mới trong quy định về quản lý tòa nhà chung cư

Theo Thông tư số 06/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư có 4 điểm thay đổi chính. Đó là:

  • Điều chỉnh số lượng và điều kiện người tham gia hội nghị nhà chung cư lần đầu. Nếu như trước đây, tỷ lệ người tham gia chiếm 75% nay giảm xuống còn 50%.
  • Giảm số lần họp hội nghị nhà chung cư. Trước đây, theo quy định thì chủ đầu tư phải tổ chức  họp hội nghị nhà chung cư lần đầu ít nhất là 2 lần, nay giảm xuống chỉ tổ chức 1 lần. Nếu chủ đầu tư không tổ chức họp hội nghị nhà chung cư thì  UBND cấp phường sẽ đứng ra tổ chức.
  • Trước đây, quyền biểu quyết tính theo căn hộ nay quyền  biểu quyết tính theo m2.
  • Ngoài ra, trước đây, Thông tư 02 quy định cơ quan công có quyền công nhận Ban quản lý  nhà chung cư là UBND quận. Nay, cho phép UBND cấp phường có quyền công nhận ban quản lý nhà chung cư.

quy định về quản lý tòa nhà chung cư

Một số quy định xử phạt mới về nhà chung cư

Bên cạnh những quy định về quản lý tòa nhà chung cư có sự thay đổi, từ tháng 2/2022, loạt quy định xử phạt mới về nhà chung cư theo Nghị định 16 “Quy định xử phạt hành chính về xây dựng” do Chính Phủ ban hành cũng có hiệu lực. Chi tiết như sau:

Đối với chủ đầu tư nhà chung cư

Phạt 80 – 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: không mở tài khoản hoặc mở tài khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư không đúng quy định; kinh doanh vũ trường; không có hoặc chậm có văn bản đề nghị UBND cấp xã (phường) tổ chức hội nghị  nhà chung cư khi đã tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu nhưng không đủ số người tham dự theo quy định của Pháp luật; lựa chọn đơn vị quản lý vận hành chung cư không đủ năng lực, điều kiện theo quy định; bán và cho thuê chỗ để xe ô tô trong tòa nhà chung cư không đúng quy định….

Đối với ban quản lý chung cư

Ban quản lý tòa nhà chung cư được thành lập sau khi bàn giao các căn hộ chung cư cho chủ sở hữu, người sử dụng. Chức năng nhiệm vụ của ban quản lý tòa nhà là thực hiện các công việc quản lý và vận hành tòa nhà chung cư theo quy định của  pháp luật về nhà ở.

Nếu ban quản lý chung cư vi phạm một trong các hành vi sau sẽ bị phạt 100 – 120 triệu , bao gồm các hành vi như: Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì chung cư; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu và sử dụng chung; tự quyết định mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không thông qua hội nghị tòa nhà chung cư; không báo cáo việc thu, chi theo quy định trong hội nghị nhà chung cư; không lập tài khoản để nhận kinh phí bảo trì chung cư; không thông báo công khai trên bảng tin các khoản chi từ kinh phí bảo trì chung cư tại tòa nhà chung cư; không lập kế hoạch bảo trì nhà chung cư hàng năm hoặc lập nhưng không đầy đủ….

Đối với người sử dụng nhà chung cư

Phạt 20 – 40 triệu nếu người sử dụng nhà chung cư có một trong các hành vi như: gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của mình; sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ chung cư không tuân theo đúng quy định về thiết kế, kiến trúc của chủ đầu tư; kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc; kinh doanh nhà hàng, quán bar, quán karaoke tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo theo  yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định…

Phạt 60 -80 triệu đồng nếu người sử dụng nhà chung cư vi phạm một trong những hành vi sau đây: chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc sửa đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư; sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc quyền sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp,  lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức…

Trên đây là một số quy định về quản lý tòa nhà chung cư theo Thông tư mới nhất, một số quy định xử phạt mới về nhà chung cư, cập nhật ngay, áp dụng trong quá trình sinh sống tại chung cư sẽ giúp bạn luôn là một công dân thông thái, am hiểu luật pháp.

>> Tham khảo thêm về: Trách nhiệm của ban quản lý chung cư

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

sổ hồng riêng là gì

Sổ hồng riêng là gì? Sự khác nhau giữa sổ hồng riêng và sổ hồng chung

Trong cuộc sống hiện nay, mua bán bất động sản đã trở nên phổ biến và không còn xa lạ với mọi người. Khi thực hiện giao dịch mua bán bất động sản, bạn sẽ nghe đến hai khái niệm chính là sổ hồng riêng và sổ hồng chung. Vậy…
quy hoạch xây dựng đô thị

Quy hoạch xây dựng đô thị là gì? Vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường

Quy hoạch xây dựng đô thị là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý và phát triển đô thị hiện nay. Quy hoạch đô thị cần đảm bảo các yếu tố như: an toàn giao thông, môi trường sống, kinh tế - xã hội, văn hóa và…
luật quy hoạch xây dựng

Luật quy hoạch xây dựng mới nhất 2023

Sự phát triển của đất nước phản ánh thông qua cơ sở hạ tầng được đầu tư và xây dựng. Hoạt động xây dựng ở Việt Nam phải được thực hiện dựa trên luật quy hoạch xây dựng. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quy…
khu phức hợp là gì

Khu phức hợp là gì? Ưu và nhược điểm của khu phức hợp?

Khu phức hợp đang trở thành xu hướng phát triển mới trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu sống và làm việc của con người thì việc xây dựng không gian sống tiện nghi, đẳng cấp như khu phức hợp đang trở thành…