Intracom Harmony

Quy Định Về Ban Quản Trị Nhà Chung Cư Như Thế Nào?

Mỗi tòa chung cư là một cộng đồng có số lượng cư dân lớn và hầu hết đều có ban quản trị nhà chung cư. Vậy quy định về ban quản trị nhà chung cư là gì và tổ chức này thành lập với mục đích là gì? Dù bạn là người chuẩn bị ứng cử vào ban quản trị hoặc cư dân sinh sống trong tòa nhà, đều nên tìm hiểu kỹ thông tin về tổ chức đặc thù này.

Ban quản trị nhà chung cư là gì?

Ban quản trị nhà chung cư có thể hiểu đơn giản là một tổ chức có quyền và trách nhiệm đại diện cho toàn thể chủ sở hữu các căn hộ trong chung cư. Ban quản trị gánh vác các công việc về quản lý, vận hành tòa nhà chung cư theo đúng các quy định về nhà ở hiện hành.

quy định về ban quản trị nhà chung cư

Khoản 1, 2 Điều 103 Luật Nhà ở 2014 đã quy định rõ về yêu cầu phải lập ban quản trị nhà chung cư ở mỗi tòa chung cư.

  • Nếu nhà chung cư chỉ có 1 chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng lại dưới 20 căn hộ (số lượng ít) thì giữa chủ sở hữu và người ở nhà chung cư có thể tự thỏa thuận, đàm phán. Có thể thành lập ban quản trị hoặc không, tùy vào sự đồng thuận của hai bên.
  • Với những tòa chung cư có từ 20 căn hộ trở lên thì bắt buộc phải thành lập ban quản trị tòa chung cư mới đúng pháp luật.

Về thành phần Ban quản trị nhà chung cư sẽ phân ra hai trường hợp:

  • Thứ nhất, bao gồm đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư (đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu)
  • Thứ hai, bao gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có), người sử dụng nhà chung cư tham dự hội nghị nhà chung cư trong một số trường hợp (đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu).

Cơ cấu ban quản trị nhà chung cư sẽ gồm 1 Trưởng ban, 1 hoặc 2 Phó ban và các thành viên khác. Cụ thể về số lượng do hội nghị nhà chung cư/cụm nhà chung cư lần đầu hoặc thường niên quyết định.

Đặc biệt, trong trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư (chưa bán, không bán) thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị nhà chung cư bầu làm trưởng ban quản trị nhà chung cư. Còn chủ đầu tư mà không làm trưởng ban thì sẽ có quyền và trách nhiệm tham gia làm phó ban.

quy định về thành lập ban quản trị nhà chung cư

Quy định về thành lập ban quản trị chung cư

Căn cứ vào Điều 17 và 22 của Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư thì việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư cần tuân thủ các bước như sau:

  • Thống nhất thành lập, chốt các thành viên và quy chế hoạt động của ban quản trị thông qua hội nghị nhà chung cư có tỉ lệ số dân cư tham dự đảm bảo điều kiện. Đặc biệt, ban quản trị được thành lập theo đúng luật bầu cử ban quản trị nhà chung cư.
  • Ban quản trị nhà chung cư nộp nộp hồ sơ đề nghị công nhận tới UBND quận nơi chung cư tọa lạc để đề nghị xem xét công nhận chính thức trước khi hoạt động. Hồ sơ bao gồm một số văn bản bắt buộc như sau: văn bản đề nghị của ban quản trị, biên bản họp hội nghị về bầu cử ban quản trị, danh sách chi tiết thông tin về các thành viên trong ban, quy chế hoạt động của ban đã được hội nghị xem xét, đồng thuận, thông qua.
  • Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi chung cư nộp hồ sơ kiểm tra hồ sở có đầy đủ không, có cần sửa đổi hay bổ sung gì không, sau đó thông tin lại cho ban quản trị để có hồ sơ hoàn chỉnh. Khi hồ sơ hợp pháp thì ban hành quyết định công nhận hoạt động của ban quản trị nhà chung cư.
  • Quy định về ban quản trị nhà chung cư cũng nêu rõ: Ban quản trị lập tài khoản ngân hàng và đăng ký con dấu để hoàn thiện thủ tục.

Ngoài ra, quy định về thành lập ban quản trị nhà chung cư cũng chỉ rõ là ban quản trị phải có trình độ để quản lý, gánh vác công việc chung của các chủ sở hữu căn hộ, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của cư dân sau khi thành lập. Theo đó, các thành viên Ban quản trị nhà chung cư phải tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức về sử dụng, bảo vệ, quản lý nhà chung cư do cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, phải liên tục bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Bộ Xây dựng.

Quy định về ban quản trị nhà chung cư

Thứ nhất, thường xuyên thông báo, nhắc nhở, giám sát các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư đã đồng thuận và thông qua trong hội nghị.

Thứ hai, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì đúng quy định, không lãng phí, không tham nhũng. Chi phí bảo trì do các hộ dân đóng góp theo năm, phải được công khai minh bạch, nằm trong tài khoản của ban quản trị, chi tiêu hợp lý, có kế hoạch (trừ trường hợp bất thường) và chỉ dùng cho các phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 và quyết định của Hội nghị nhà chung cư. Trong mỗi kỳ hội nghị nhà chung cư cần phải báo cáo các khoản chi này rõ ràng.

Thứ ba, ban quản trị nhà chung cư đại diện ký kết hợp đồng với đơn vị có năng lực chuyên môn về bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật nhằm bảo trì cho chung cư đạt chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý nhất.

Thứ tư, thường xuyên lắng nghe, thu thập, tổng hợp đề xuất, đóng góp, kiến nghị của cư dân sinh sống trong các căn hộ trong tòa nhà liên quan tới việc quản lý, sử dụng, dịch vụ tại chung cư. Các vấn đề này được đưa ra trong hội nghị nhà chung cư để tìm tiếng nói chung hoặc phương hướng. Bên cạnh đó, có những vấn đề, ban quản trị chung cư phải trực tiếp làm việc với các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan chức năng khác để giải quyết.

Thứ năm, quy định về ban quản trị nhà chung cư là phải phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trực thuộc nhằm thực hiện đúng pháp luật, xây dựng nếp sống văn minh, đảm bảo an toàn trật tự xã hội, tích cực tham gia các hoạt động của chính quyền tổ chức, vận động.

Thứ sáu, hoạt động của ban quản trị phải tuân thủ quy chế đã được đại đa số cư dân tán thành. Trong nhiệm kỳ hoạt động, không được tự ý thay đổi thành viên ban quản trị.

Thứ bảy, các thành viên trong ban quản trị nhà chung cư được hưởng chi phí theo như quy định thống nhất tại hội nghị nhà chung cư.

Thứ tám, nếu không thực hiện đúng quyền và trách nhiệm được quy định theo quy chế ban quản trị nhà chung cư và theo Luật Nhà ở thì ban quản trị nhà chung cư phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cư dân, chủ đầu tư, pháp luật.

Hy vọng các thông tin ở trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn quy định về ban quản trị nhà chung cư – một tổ chức thành lập ra để đại diện và đảm bảo quyền của các cư dân. Không chỉ là những người đã/đang/sẽ vào ban quản trị mới cần quan tâm tới các vấn đề này mà chính mỗi cư dân sống tại chung cư cũng cần nắm được những thông tin này để bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách đầy đủ nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

vay ngân hàng mua chung cư trả góp

Kinh Nghiệm Vay Ngân Hàng Mua Chung Cư Trả Góp Năm 2024

Những năm gần đây, việc vay ngân hàng mua chung cư trả góp đang được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn. Với nhiều người, đây là phương án tối ưu khi tầm tài chính chưa đủ mà vẫn muốn có nơi an cư. Hoặc tài chính dư giả…
giá điện nước chung cư

Giá Điện Nước Chung Cư Cập Nhật Mới Nhất Năm 2024

Cũng như ở nhà đất, cư dân sống ở chung cư cũng phải chi trả một khoản tiền mỗi tháng cho việc sử dụng điện nước. Nhiều người thắc mắc không biết giá điện nước chung cư hiện nay như thế nào? Có đắt đỏ lắm không? Có đủ sức…
cách tính m vuông nhà

Cách tính m vuông nhà: Bí quyết đơn giản khi mua nhà

Làm thế nào để biết được cách tính m vuông nhà một cách chính xác nhất? Đây thực sự là một vấn đề quan trọng đối với việc xây dựng nhà ở hoặc các công trình tương tự. Việc tính toán diện tích một cách chính xác không chỉ giúp…
có nên để tủ lạnh trong phòng ngủ

Cân nhắc: Có nên để tủ lạnh trong phòng ngủ?

Việc lựa chọn vị trí đặt tủ lạnh theo hướng phong thủy không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp nội thất mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi kiến thức và thẩm mỹ trong không gian sống. Đối với không gian của phòng ngủ, việc có nên để…