Quy Chế Quản Lý Sử Dụng Nhà Chung Cư
Việc quản lý sử dụng nhà chung cư rất quan trọng tác động tới quá trình vận hành của tòa nhà và trải nghiệm sống trọn vẹn của các cư dân. Đồng thời, nó cũng tác động tới giá trị bất động sản theo thời gian. Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư là mục không thể thiếu cho bất cứ ai sống ở chung cư hoặc làm trong ban quản lý, quản trị tòa nhà. Dưới đây, cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.
Quản lý chung cư gồm những hạng mục gì?
Quản lý chung cư bao gồm nhiều hạng mục khác nhau.
Công tác quản lý an ninh
Để mang lại sự toàn cho cư dân nói chung sống trong tòa nhà thì tòa nhà cần có nhân sự an ninh, có người kiểm tra giám sát, có đội bảo vệ trông giữ các phương tiện. Camera an ninh là “con mắt” hỗ trợ công tác quản lý an ninh ở nhiều khu vực trong tòa nhà.
Công tác quản lý vệ sinh
Quản lý vệ sinh của tòa nhà mang tới không gian xanh – sạch – đẹp cho cư dân sống cuộc sống trong lành, sạch sẽ, khỏe mạnh. Vệ sinh mang tới yếu tố mỹ quan nâng cao giá trị sống của chung cư. Các khu vực không gian chung như thang máy, nhà vệ sinh chung, hành lang, cầu thang bộ, sảnh chờ…. là những nơi phải hằng ngày dọn vệ sinh. Các khu vực khuôn viên cây xanh định kỳ thực hiện cắt tỉa, tổng vệ sinh, tạo cảnh quan đặc trưng.
Để công tác quản lý vệ sinh hiệu qua thì cần phải phân ra hạng mục vệ sinh chi tiết cho từng khu vực và đôn đốc nhân viên vệ sinh thực hiện.
Công tác quản lý bảo trì – sửa chữa kỹ thuật tòa nhà
Quy định về quản lý tòa nhà chung cư luôn nhấn mạnh nhiệm vụ bảo trì – sửa chữa tòa nhà. Đây là một nhiệm vụ tối quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng nhà chung cư, được đưa vào quy chế mà hầu như tòa chung cư nào cũng đặc biệt chú trọng. Tòa nhà chung cư theo thời gian sẽ có bộ phận bị xuống cấp hoặc cần thay đổi, bổ sung, cải tạo.
Thế nên, ngoài việc có biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề thì ban quản lý cần có kế hoạch bảo trì – sửa chữa đảm bảo các hệ thống điện, nước, thang máy, phòng cháy chữa cháy, điện dự phòng… được hoạt động trơn tru. Nhờ hệ thống cơ sở vật chất hoàn thiện, cư dân sẽ yên tâm hơn khi sinh sống. Quỹ bảo trì cũng do cư dân đóng góp thế nên phải sử dụng nguồn kinh phí này đúng mục đích, công khai minh bạch.
Công tác quản lý hành chính
Việc quản lý hành chính rất đa dạng bao gồm quản lý hệ thống hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tòa nhà; tổng kết, báo cáo, kế hoạch của chung cư tháng/quý/năm; các quy chế, nội quy; các văn bản ứng cử, đề cử; thông tin của ban quản lý, ban quản trị tòa nhà… Làm tốt công tác quản lý chung cư mảng hành chính giúp việc đối nội – đối ngoại của tòa nhà thuận lợi.
Quản lý tài chính
Ban quản lý cần phải thực hiện các công tác thu – chi của tòa nhà, lập báo cáo, công khai minh bạch quỹ tới người dân và khách hàng, đặc biệt là tiền quỹ bảo trì.
Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư
Việc quản lý và vận hành nhà chung cư có tác động toàn diện tới nhiều đối tượng, nhiều khía cạnh của mỗi tòa nhà. Đặc biệt tác động tới lợi ích của chủ đầu tư và trải nghiệm sống của cư dân. Vì thế, việc đảm bảo có quy chế quản lý sử dụng rõ ràng rất cần thiết. Dưới đây là những hạng mục quy chế thường có ở công tác quản lý – sử dụng mỗi tòa nhà.
Nhà chung cư phải được sử dụng đúng mục đích ví dụ là để ở, hoặc thương mại theo như đăng ký phê duyệt. Công tác quản lý và sử dụng nhà chung cư phải được thực hiện dựa trên nền tảng là sự tự nguyện cam kết và thỏa thuận giữa các bên nhưng nhất định không được trái pháp luật và đạo đức, đặc biệt là trái các quy định về nhà ở.
Quy chế quản lý nhà chung cư quy định về việc đóng kính phí. Cụ thể, việc đóng kinh phí phục vụ cho công tác quản lý và vận hành chung cư được thực hiện theo thỏa thuận 3 bên: chủ sở hữu, người sử dụng và đơn vị quản lý tòa chung cư trên cơ sở các quy định về nhà ở.
Việc đóng góp kinh phí bảo trì, kinh phí chung trong tòa nhà theo đúng quy định pháp luật và sự thỏa thuận thống nhất của đa số cư dân. Kinh phí chung, kinh phí bảo trì là tài sản chung, ban quản lý không được lạm quyền tham ô, tiêu hoang phí bất hợp lý làm thâm hụt ngân sách. Mọi hoạt động thu chi cần phải kê khai rõ ràng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật và quy định đã được hội nghị lần đầu/hội nghị thường niên thông qua bởi đại đa số cư dân. Đặc biệt phải báo cáo tổng kết cụ thể trong hội nghị nhà chung cư thường niên.
Ban quản trị, quản lý nhà chung cư có trách nhiệm đại diện cho toàn thể chủ sở hữu và người đang sử dụng chung cư thực hiện các quyền và trách nhiệm có liên quan tới việc quản lý và sử dụng nhà chung cư theo quy định pháp luật. Là đại diện cho cư dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cư dân.
Mọi tranh chấp và khiếu nại liên quan tới quản lý, sử dụng nhà chung cư sẽ được dựa trên cơ sở “kiềng 3 chân”, gồm quy chế, quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan.
Khuyến khích chủ đầu tư, chủ sở hữu và ban quản lý tăng cường áp dụng tích cực khoa học công nghệ thông minh vào trong quá trình quản lý và vận hành tòa nhà chung cư. Từ đó, giúp quá trình quản lý hanh thông, thuận lợi, tiết kiệm thời gian hơn.
Trên đây là những thông tin liên quan tới nội dung và quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư để các bạn tham khảo. Hiệu quả của công tác quản lý – sử dụng chung cư không thể chỉ xuất phát từ một phía ban quản lý, quản trị hay chủ đầu tư mà cần sự phối hợp đồng bộ của các chủ sở hữu căn hộ, người sử dụng căn hộ.