Intracom Harmony

Những Kiến Thức Cần Thiết Để Quản Lý Chung Cư Hiệu Quả

Chung cư là một từ khóa hot trên thị trường bất động sản hiện nay vì có nhiều ưu điểm thu hút khách hàng. Bên cạnh những yếu tố như vị trí, tiện ích, giá cả… thì yếu tố quản lý chung cư cũng rất quan trọng, quyết định tới cuộc sống của cư dân tại tòa chung cư trực tiếp. Không chỉ hữu ích cho các cư dân đang tìm chung cư hoặc sống tại chung cư, bài viết dưới đây còn hữu ích với những người ở trong ban quản lý, quản trị của chung cư.

Quản lý chung cư là gì?

Quản lý chung cư là một hoạt động quan trọng trong quá trình vận hành chung cư, mang tới nhiều lợi ích. Việc quản lý chủ yếu ở 4 nhóm hoạt động chính là: quản lý tài chính, khách hàng, nhân sự và hệ thống kỹ thuật. Đặc thù của chung cư là nơi tập trung nhiều hộ gia đình với nhiều yêu cầu khác nhau về dịch vụ. Cần một đơn vị quản lý để “đầu tàu” nắm giữ.

quản lý chung cư

Chung cư là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình đến từ nhiều nơi khác nhau, đồng thời nhu cầu đáp ứng dịch vụ rất đa dạng kèm theo là những mâu thuẫn không thể tránh khỏi. Chính vì vậy cần 1 đơn vị quản lý cung cấp tất cả các dịch vụ chung đó như: an ninh bảo vệ, vệ sinh, sửa chữa và bảo dưỡng các trang thiết bị, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình sinh sống của cư dân. Công việc được ghi rõ trong quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư.

Việc quản lý mang tới nhiều lợi ích cho cư dân, chủ đầu tư như:

  • Đảm bảo hệ thống an ninh chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, mang tới sự an toàn và yên tâm cho cư dân.
  • Thay chủ đầu tư quản lý tòa nhà và mang tới sự ổn định cho công tác vận hành.
  • Bình ổn mối quan hệ của chủ đầu tư và cư dân, lắng nghe ý kiến của cư dân, kịp thời giải quyết các bất đồng, mẫu thuẫn để xây dựng sự gắn kết, hài lòng.
  • Gia tăng giá trị của tòa nhà, tăng tính thanh khoản ca các căn hộ, khiến tòa nhà hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng.

Những lưu ý khi thực hiện công tác quản lý

Chọn mô hình quản lý phù hợp

Hiện có rất nhiều mô hình quản lý đang áp dụng tại các tòa nhà tại Việt Nam. Tùy theo nguyện vọng của cư dân và chủ đầu tư mà sẽ lựa chọn mô hình phù hợp.

Chủ đầu tư tự quản lý

Thông thường thì chủ đầu đầu tư sẽ tự lập ra ban quản lý đầu tiên của tòa nhà, trước khi bàn giao các căn hộ cho cư dân. Bởi chủ đầu tư là người xây dựng và sở hữu tòa nhà thế nên có trách nhiệm đảm bảo công tác quản lý tốt từ những ngày đầu để thu hút cư dân.

Mô hình này có chi phí quản lý tiết kiệm. Chủ đầu tư trực tiếp kiểm soát và nắm được tình trạng hoạt động của chung cư. Thế nhưng về lâu dài, nếu như chủ đầu tư và cư dân nảy sinh mâu thuẫn thì việc quản lý cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khối lượng công việc của chủ đầu tư nặng thêm, gây áp lực xử lý.

Chủ đầu tư tự quản lý đồng thời thuê bên thứ ba hỗ trợ

Đây là mô hình mà thường phía chủ đầu tư có kinh nghiệm chuyên môn ở một lĩnh vực nào đó như vệ sinh, môi trường, kỹ thuật… Chủ đầu tư sẽ thuê thêm một đơn vị quản lý khách để hỗ trợ công tác quản lý, bổ trợ cho những nội dung mình còn yếu. Mô hình này có ưu điểm là san sẻ áp lực quản lý của chủ đầu tư. Tiết kiệm được thời gian quản lý cho chủ đầu tư.

Ban quản lý chung cư tự vận hành

Đây là ban quản lý chung cư do hội nghị nhà chung cư lần đầu/thường niên bầu ra theo tinh thần dân chủ. Ban quản lý này sẽ chủ động nắm quỹ bảo trì, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của đa số cư dân. Tuy nhiên, những người được bầu có thể được cư dân tín nhiệm nhưng chưa có kinh nghiệm quản lý nên thường thì sau khi hoàn thành việc bầu cử, các thành viên ban quản lý thường phải trau dồi, bổ sung kỹ năng nghiệp vụ quản lý để làm tốt nhiệm vụ của mình.

Thuê đơn vị quản lý chung cư chuyên nghiệp

Đây là mô hình cũng khá phổ biến hiện nay, thuê các đơn vị quản lý chuyên nghiệp có giấy phép hoạt động vận hành tòa nhà. Các đơn vị này phải đảm bảo yếu tố hài hòa lợi ích, sử dụng các loại quỹ hiệu quả và tối ưu, không để xảy ra mâu thuẫn trong tòa nhà.

Nâng cao ý thức của cư dân

Ngoài việc hoạt động theo mô hình phù hợp thì ban quản lý phải thực hiện các công tác nâng cao ý thức của cư dân trong việc nghiêm túc chấp hành các nội quy, quy định của tòa nhà. Các nội quy này thường đã được thống nhất trong các hội nghị chung cư với sự tán thành, đồng thuận của các cư dân. Sự ủng hộ của cư dân sẽ là động lực để ban quản lý hoàn thành nhiệm vụ của mình thuận lợi hơn. Có nhiều trường hợp ban quản lý mâu thuẫn với cư dân, khiến cho cuộc sống của cư dân bất ổn, xáo trộn môi trường sống của tòa nhà.

Minh bạch, tiết kiệm

Việc tuân thủ các quy chế hoạt động của ban quản lý, quản trị tòa nhà là điều cần thiết. Trong quá trình hoạt động, ban quản lý đề cao sự minh bạch tiết kiệm. Bởi số quỹ, nhất là quỹ bảo trì mà ban quản lý cầm sẽ rất lớn. Quản lý tài chính chung sao cho công khai, minh bạch, đúng mục đích, đồng thời phải báo cáo thường xuyên thu chi tại hội nghị nhà chung cư.

Những thông tin về quản lý chung cư ở trên rất hữu ích với những người ở trong ban quản lý. Đặc biệt, với mỗi người dân đang chuẩn bị lựa chọn một nơi lý tưởng để sinh sống ổn định, lâu dài, hạnh phúc thì hãy đưa tiêu chí quản lý này vào list tiêu chí kiểm tra một tòa nhà. Đây là một tiêu chí quan trọng tác động trực tiếp tới chi phí cho căn hộ và cảm giác khi sống tại căn hộ của bạn trong tương lai.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

vay ngân hàng mua chung cư trả góp

Kinh Nghiệm Vay Ngân Hàng Mua Chung Cư Trả Góp Năm 2024

Những năm gần đây, việc vay ngân hàng mua chung cư trả góp đang được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn. Với nhiều người, đây là phương án tối ưu khi tầm tài chính chưa đủ mà vẫn muốn có nơi an cư. Hoặc tài chính dư giả…
giá điện nước chung cư

Giá Điện Nước Chung Cư Cập Nhật Mới Nhất Năm 2024

Cũng như ở nhà đất, cư dân sống ở chung cư cũng phải chi trả một khoản tiền mỗi tháng cho việc sử dụng điện nước. Nhiều người thắc mắc không biết giá điện nước chung cư hiện nay như thế nào? Có đắt đỏ lắm không? Có đủ sức…
cách tính m vuông nhà

Cách tính m vuông nhà: Bí quyết đơn giản khi mua nhà

Làm thế nào để biết được cách tính m vuông nhà một cách chính xác nhất? Đây thực sự là một vấn đề quan trọng đối với việc xây dựng nhà ở hoặc các công trình tương tự. Việc tính toán diện tích một cách chính xác không chỉ giúp…
có nên để tủ lạnh trong phòng ngủ

Cân nhắc: Có nên để tủ lạnh trong phòng ngủ?

Việc lựa chọn vị trí đặt tủ lạnh theo hướng phong thủy không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp nội thất mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi kiến thức và thẩm mỹ trong không gian sống. Đối với không gian của phòng ngủ, việc có nên để…