Nhà Chung Cư Tầng Trên Thấm Xuống Tầng Dưới Khắc Phục Thế Nào?
Ở nhiều chung cư hiện nay xảy ra tình trạng thấm dột từ tầng trên xuống tầng dưới. Không chỉ làm mất mỹ quan, giảm chất lượng công trình mà còn đe dọa tới sự an toàn khi sinh hoạt. Vậy nhà chung cư tầng trên thấm xuống tầng dưới có những nguyên nhân gì? Cách khắc phục thế nào? Chi tiết các thông tin xoay quanh vấn đề này được giải mã trong bài viết sau.
Vì sao nhà chung cư tầng trên thấm xuống tầng dưới?
Có một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng thấm dột từ tầng trên xuống tầng dưới như sau:
Các chung cư giá rẻ không được chú ý tới khâu chống thấm, ngay từ công đoạn thiết kế, thi công dẫn tới quá trình đưa vào sử dụng chẳng mấy chốc đã xuống cấp. Hoặc có áp dụng chống thấm nhưng lại thực hiện không đúng nguyên tắc kỹ thuật nên hiệu quả không đảm bảo.
Sử dụng nguyên vật liệu xây dựng kém chất lượng, không có sự đồng bộ khiến cho chất lượng công trình tệ. Đội ngũ xây dựng công trình thiếu kinh nghiệm, tay nghề thấp. Các vị trí tiếp xúc nhiều với nước như sàn nhà tắm, tường nhà tắm, tường bếp, ban công… không được thi công chống thấm đúng tiêu chuẩn.
Hệ thống đường cấp, thoát nước của tòa chung cư yếu kém. Tình trạng rò rỉ lâu ngày gây ra nấm mốc, các vết thấm loang, thấm dột… khiến nhà chung cư tầng trên thấm xuống tầng dưới.
Thời tiết khí hậu biến đổi thất thường, mưa, nắng đột ngột, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân khách quan đe dọa gây ra sự cố thấm dột. Cụ thể là các nguyên vật liệu xây dựng có khả năng bị co giãn bất thường, làm cho hệ thống cấp thoát nước bị tác động, gây ra tình trạng rò rỉ nước. Bên cạnh đó, kết cấu của căn hộ cũng bị biến dạng: nứt tường, nứt sàn nhà, nứt trần nhà… “mở đường” cho tình trạng thấm dột.
Chung cư lâu ngày không được bảo trì, bảo dưỡng, hệ thống cấp thoát nước bị xuống cấp, sàn, trần nhà bị hư hỏng. Đường ống cấp thoát nước bị vỡ âm nền nhà, âm nền tường mà không khắc phục kịp thời.
Tác hại không chống thấm trần nhà bị thấm nước kịp thời
Thứ 1: Nhà bạn sẻ trở nên xuống cấp nhanh chóng làm hỏng kết cấu căn hộ, tuổi thọ căn hộ chung cư giảm xuống.
Thứ 2: Làm tăng chi phí sửa chữa nếu để thấm quá lâu dẫn đến thấm dột nặng.
Thứ 3: Sức khỏe cả nhà giảm sút vì lý do thấm nước trần nhà làm cho trần nhà ẩm mốc, nặng thì chảy nước ra sàn nhà dễ đi lại té ngã.
Thứ 4: Mất thẩm mỹ, gia đình phải sống cùng không khí không trong lành.
Cách khắc phục tình trạng thấm của nhà chung cư
Trách nhiệm khắc phục
Tại Điều 85 Luật Nhà ở năm 2014, tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư xây dựng chung cư phải có trách nhiệm bảo hành công trình của mình; người cung ứng thiết bị cho tòa chung cư phải bảo hành thiết bị theo thời hạn theo như quy định của nhà sản xuất.
Căn cứ vào đó, tại khoản 2, thời hạn chung cư sẽ được bảo hành tính từ thời điểm hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng tối thiểu 60 tháng. Cụ thể sẽ phải đảm bảo các nội dung liên quan tới hư hỏng tường, trần, mái nhà, đường cấp thoát nước; các trường hợp nghiêng, lún, nứt nhà ở… và nhiều nội dung khác.
Như vậy, nếu căn hộ chung cư còn thời hạn bảo hành thì chủ đầu tư sẽ là người chịu trách nhiệm phải khắc phục sự cố nhà chung cư tầng trên thấm xuống tầng dưới. Còn nếu căn hộ đã quá thời gian bảo hành thì chủ căn hộ sẽ tự có trách nhiệm thi công sửa chữa phần thấm dột.
Các cách khắc phục
Để khắc phục tình trạng thấm thì cần phải tác động cả ở hai phía, cả tầng trên và tầng dưới. Đối với tầng trên, cần tìm ra nguyên nhân thấm và khắc phục triệt để. Ngoài ra, tầng dưới cũng phải áp dụng các biện pháp chống thấm hiệu quả. Dưới đây, tùy theo mỗi trường hợp tiêu biểu, chúng tôi sẽ giới thiệu cách chống thấm tốt nhất.
Đối với nhà vệ sinh chung cư
Bạn hãy sử dụng các vật liệu chống thấm, chống ẩm ở trần nhà tắm. Tốt nhất là dùng các vật liệu khô điển hình là tấm lợp bằng nỉ hoặc polyetylen. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng chất liệu cao su bitum là một vật liệu có chứa các thành phần xâm nhập, thẩm thấu tối đa, hạn chế tình trạng thấm từ tầng trên xuống.
Đối với tường, trần bằng gỗ
Bạn có thể sử dụng bông khoáng để chống thấm cho nhà gỗ. Vật liệu này có chi phí rẻ, tuy nhiên, có một nhược điểm nhỏ là khả năng chống thấm của nó sẽ vơi dần theo thời gian. Bạn có thể ưu tiên các tấm lợp chất liệu nỉ nếu tường, trần nhà bằng dùng gỗ. Để nỉ khô và bám chắc vào tường, bạn có thể dùng mastic nóng hoặc lạnh. Lưu ý trước khi bắt đầu công đoạn chống thấm, bạn nên chú ý phết lên bề mặt lớp sơn lót.
Đối với trần, sàn bê tông
Phương pháp thẩm thấu khá hữu hiệu với trần và sàn bê tông của tòa nhà. Bề mặt của trần, sàn có thể dùng công thức dải gỗ + thạch cao. Trước khi bắt tay xử lý bề mặt, bạn hãy chuẩn bị bề mặt sàn sạch. Ngoài ra, cần thiết tiến hành bước làm sạch khớp nối khỏi bụi bẩn và các mảnh vụn còn vương lại.
Muốn công trình bền đẹp, chắc chắn, không bị thấm dột thì bạn nên thi công chống thấm cả trần và sàn trước khi dọn vào ở. Đồng thời, nhẹ nhàng góp ý với tầng trên để họ có biện pháp xử lý triệt để nguyên nhân thấm dột để không ảnh hưởng tới cả hai nhà. Chúc các bạn có căn hộ chung cư kết cấu vững chắc, bền đẹp theo thời gian và không gặp phải tình trạng nhà chung cư tầng trên thấm xuống tầng dưới gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng chất lượng công trình.
>> Tìm hiểu thêm về: Giải pháp hạn chế tiếng ồn tầng trên chung cư