Intracom Harmony

Mua Nhà Shophouse, Xu Hướng Đầu Tư Đa Lợi Ích

Shophouse là một cụm từ mà giới kinh doanh không mấy xa lạ, nhất là ở các thành phố lớn. Đây là mô hình đa-zi-năng vừa để ở vừa để kinh doanh. Mua nhà shophose cần chú ý những điểm gì để chỉ có sinh lời, không có lỗ và phù hợp với nhu cầu nhất? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Nguồn gốc và thị trường nhà shophouse

Shophouse là một loại hình bất động sản vừa phục vụ nhu cầu là nhà vừa là cửa hàng phục vụ nhu cầu ở và kinh doanh. Mô hình này xuất hiện ở khắp thế giới, nhất là khu vực thành phố, nơi có nhiều tiềm năng bán lẻ, các gia đình và doanh nghiệp tham gia buôn bán nhiều. Thông thường các shophouse sẽ đứng ngang hàng với nhau tạo thành một trục ở dọc đường hoặc quanh một tòa nhà, tạo nên cảnh quan độc đáo.

mua nhà shophouse

Trên thế giới, mô hình shophouse xuất hiện từ khoảng thế kỷ XIX ở các nước Mỹ Latinh và đảo Caribe. Tại Việt Nam, shophouse có mặt lần đầu tiên khoảng năm 1998, tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở TP. Hồ Chí Minh biến nơi đây trở thành một khu đô thị chuẩn mẫu cho phong cách kiến trúc mới. Tại đó, các cư dân đã trưng dụng tầng trệt một số tòa nhà chung cư để làm địa điểm buôn bán. Tới năm 2000, tại Hà Nội (cụ thể là khu vực Cầu Giấy, Mỹ Đình) cũng xuất hiện một số dãy shophouse.

Hiện nay, shophouse tại Việt Nam có 2 loại hình phổ biến là shophouse chân đế và shophouse thấp tầng. Shophouse thấp tầng là các tòa nhà ít nhất từ 2 tầng trở lên, xây dựng sát nhau tạo thành một quần thể nhà vừa phục vụ ở vừa phục vụ buôn bán. Thường thì tầng 1 sẽ cải tạo thành nơi kinh doanh, tầng 2 trở lên là nơi ở. Loại 2 là shophouse chân đế, thường xuất hiện ở khối đế các tòa nhà chung cư, văn phòng, nơi có lượng khách hàng tiềm năng, thường chủ yếu để phục vụ kinh doanh, cũng có chủ kinh doanh tận dụng làm nơi ở.

Dù có tuổi đời xuất hiện trên thế giới và ở Việt Nam đã lâu nhưng shophouse vẫn là xu hướng đầu tư của các nhà phát triển địa ốc, đồng thời, cũng là xu hướng lựa chọn mặt bằng kinh doanh và ở của nhiều cá nhân, gia đình, doanh nghiệp. Đây chính là một mô hình tuy cũ nhưng không cũ, vẫn luôn hot vì được săn đón trên thị trường.

Dù thị trường bán hàng online có phát triển thì việc kinh doanh tại shophouse vẫn luôn là mô hình có lãi bởi chú trọng tới trải nghiệm mua sắm trực tiếp của khách. Các mặt hàng, dịch vụ tại shophouse mang tới cảm giác tin tưởng cho khách hàng vì giúp khách được tận mắt nhìn, tận tay cầm nắm, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vị thế của shophouse trên thị trường bất động sản luôn hot.

Mua nhà Shophouse có ưu điểm gì?

Nhà shophouse có nhiều ưu thế vượt trội, chinh phục ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Vị trí đắc địa

Hầu hết các căn shophouse thường được xây dựng ở những trục đường nhiều người qua lại, nằm trong khu đô thị hoặc đặt dưới những tòa chung cư có số lượng dân hàng nghìn người trở lên. Nhu vậy, mở rộng cơ hội tiếp cận và cung cấp sản phẩm thuận tiện cho khách hàng khi mà thói quen mua sắm của khách hàng hiện nay rất chú trọng tới tính nhanh chóng, thuận lợi.

Thay vì phải chen chúc ra đường và toát mồ hôi tìm mua các sản phẩm mình cần mỗi thứ một chỗ thì cư dân có thể bấm nút thang máy xuống khối đế shophouse, dạo một vòng và tìm được đủ mọi thứ mình cần. Đây là xu hướng gói trọn tiện ích, sản phẩm trong một khu shophouse mà các nhà phát triển bất động sản thế giới hướng tới.

Thiết kế tối ưu

Thường thì căn hộ shophouse sẽ được thiết kế thành không gian đa năng, phục vụ nhu cầu vừa ở, vừa buôn bán, làm văn phòng… tùy ý của chủ sở hữu shophouse. Nếu như shophouse khối đế chú trọng tới yếu tố kinh doanh buôn bán thì các căn shophouse ở tòa nhà thấp tầng liền kề lại đa-zi-năng hơn khi: vừa mở cửa hàng thu hút khách hàng xung quanh, vừa làm văn phòng vì có mặt tiền đẹp, vừa để ở và thừa hưởng tiện ích chung của khu vực.

Di chuyển dễ dàng

Phía trước các căn shophouse thường có mặt đường lớn, rộng, thuận tiện đi lại, Bãi giữ xe lộ thiên rộng rãi trước cửa shophouse mang tới giải pháp đỗ xe cho khách, không phải mang xuống hầm. Từ các căn shophouse có thể kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch để đi ra các điểm trọng yếu của khu vực. Với các căn shophouse khối đế, chủ đầu tư thường thiết kế gần cổng ra vào.

Thanh khoản tốt

Mua nhà shophouse có tính thanh khoản cao. Bởi shophouse có tính “limit” ở mỗi khu đô thị, mỗi tòa chung cư thế nên luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Kết hợp với nhiều ưu thế vị trí, tiện ích, thiết kế nên người sở hữu shophouse không phải lo lắng về việc mua bán, cho thuê shophouse nếu không có nhu cầu ở hay kinh doanh nữa.

Kinh nghiệm mua nhà shophouse

Shophouse là một loại hình bất động sản chỉ có “tăng nhiệt” chứ không hạ nhiệt. Thế nên, trước khi mua shophouse, bạn nên bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây.

Một là bạn cần xem xét xem nhu cầu của mình là gì. Liệu chỉ mua để ở hay mua để kinh doanh hay mua để vừa ở vừa kinh doanh. Nếu bạn chỉ muốn ở thôi thì nên mua chung cư đơn thuần thay vì shophouse vì giá shophouse đắt hơn chung cư nhiều. Còn nếu bạn muốn kinh doanh và đồng thời ở thì hãy lựa chọn shophouse để ổn định, thuận tiện.

Hai là xem xét vị trí shophouse. Thường thì mọi căn shophouse đều xây ở địa điểm khá đông đúc, thuận tiện đi lại, giao thông đẹp. Thế nhưng, vì shophouse không chỉ phục vụ nhu cầu ở mà còn là kinh doanh thế nên, bạn phải tìm nơi thuận tiện cho tệp khách hàng của bạn nữa. Nếu bạn đang kinh doanh mặt hàng cao cấp thì nên chọn shophouse ở khối đế của tòa chung cư cao cấp sẽ hợp lý hơn là chọn shophouse ở một tòa chung cư tầm trung.

Thứ ba, tìm hiểu về chi phí vận hành shophouse. Bởi shophouse phục vụ nhu cầu kinh doanh nên bạn phải tính toán, càng chi tiết càng tốt kẻo sau khi đi vào vận hành mới “á, ố” vì phát sinh nhiều chi phí không phù hợp, làm trì trệ tình hình kinh doanh.

Thứ tư là tìm hiểu về quyền sở hữu. Shophouse là một tài sản giá trị thế nên, nếu giấy tờ pháp lý không rõ ràng, quyền lợi của bạn có thể bị ảnh hưởng sau này nếu không may có vấn đề tranh chấp xảy ra.

  • Shophouse nằm trong tòa nhà thấp tầng, liền kề thường có sổ lâu dài.
  • Các căn khối chân đế các tòa chung cư thường có thời hạn sử dụng Shophouse là 50 năm.

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về mua nhà shophouse. Hy vọng bạn sẽ tìm được địa điểm tốt để ở và kinh doanh phát đạt. Mô hình này dự đoán trong tương lai sẽ còn hot hơn nữa. Bởi nhu cầu được mua sắm trực tiếp sẽ không bao giờ bị lỗi thời. Chúc các bạn thành công.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

có nên đầu tư chung cư

Có nên đầu tư chung cư tại Hà Nội năm 2024?

Trong những năm gần đây, đầu tư/mua chung cư tại Hà Nội đã trở thành một trong những xu hướng được ưa chuộng, đặc biệt là các gia đình trẻ. Năm 2024 được đánh giá là một năm đầy tiềm năng cho thị trường bất động sản Hà Nội nói…
1 căn chung cư giá bao nhiêu ở hà nội

1 căn chung cư giá bao nhiêu ở Hà Nội?

Hà Nội là thủ đô của đất nước, kinh tế xã hội phát triển năng động, dân trí cao. Sở hữu được 1 căn chung cư tại Hà Nội để sinh sống, làm việc, cho con cái học tập là giấc mơ của nhiều người đến từ tỉnh lẻ. Vậy…
bán chung cư 2 phong ngủ

Intracom Harmony Bán Chung Cư 2 Phòng Ngủ Với Giá Ưu Đãi

Các gia đình trẻ hiện nay có xu hướng lựa chọn căn hộ 2 phòng ngủ để kiến tạo tổ ấm, làm chốn an cư, lạc nghiệp. Bởi ai cũng cần một mái ấm, một không gian lý tưởng để sau mỗi ngày lao động được trở về thư giãn,…
căn hộ penthouses chung cư

Khám phá căn hộ penthouses chung cư: Định nghĩa và tiêu chí hoàn hảo

Những năm gần đây, nhiều người đang tìm kiếm căn hộ kết hợp thiết kế độc đáo và tiện nghi đầy đủ. Với thiết kế đẳng cấp và sang trọng, căn hộ Penthouses chung cư là một lựa chọn hoàn hảo. Bạn đã hiểu rõ về đặc điểm của căn…