Nhập trạch là gì? Lễ nhập trạch được tổ chức khi nào?
Khi dọn nhà mới bạn thường được khuyên làm lễ nhập trạch. Vậy nhập trạch là gì? Lễ nhập trạch được tổ chức khi nào và cần chuẩn bị những gì để mang đến bình an, tài lộc cho gia đình. Nếu bạn đang băn khoăn vấn đề trên thì hãy đọc ngay bài viết sau của Intracom Harmony để tìm câu trả lời.
Nhập trạch là gì?
Theo từ điển Hán Việt, từ “nhập” có nghĩa là vào, “trạch” có nghĩa là nhà. “Nhập trạch” tức là lễ dọn vào nhà mới, một nghi lễ vô cùng quan trọng trong quan niệm của dân gian.
Lễ cúng về nhà mới hay “nhập trạch” là lễ khai báo với các quan chức cai quản khu vực về việc chủ nhà và gia đình sẽ chuyển đến ở nơi mới. Mong các quan chức, thần linh cai quản khu vực đó phù hộ cho gia chủ được an lành, sung túc. Việc này cũng tương tự như việc đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa cai quản ngôi nhà.
Ý nghĩa của cúng nhập trạch
Theo quan niệm xưa “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Tức là mỗi một vùng đất, đều có thần linh cai quản. Do vậy, khi chuyển đến một vùng đất mới đều phải hành lễ với ý nghĩa trình báo và xin phép thần linh. Có như vậy thì thần linh mới chấp thuận và phù hộ để cuộc sống sau này được may mắn, bình an.
Việc báo cáo này cũng là cách thể hiện mong muốn “đầu xuôi đuôi lọt”, là để cho cuộc sống và sự nghiệp được thuận buồm xuôi gió.
Ngoài ra, cũng do gia tiên, ông Địa và Thần Tài đang được thờ cúng ở chỗ sinh sống cũ. Do vậy, khi chuyển sang nhà mới thì nhập trạch cũng mang ý nghĩa là xin phép để chuyển họ về nơi thờ cúng mới. Với mong muốn nhận được sự che chở, bảo vệ cho gia đình.
Lễ nhập trạch được tổ chức khi nào?
Theo tâm linh, nguyên tắc chọn ngày nhập trạch cần được tổ chức vào ngày mà gia chủ chuyển đến và bắt đầu ở một căn nhà mới. Ngày đó sẽ hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Tức là ngày hoàng đạo, thuận lợi cho gia chủ, nếu hợp mệnh gia chủ thì càng tốt. Chọn được ngày tốt để tổ chức lễ nhập trạch sẽ mang đến sức khỏe, tiền tài, may mắn và hạnh phúc cho gia chủ cùng gia đình.
Có nhiều cách để chọn ngày thích hợp để tổ chức lễ nhập trạch, bao gồm:
Chọn ngày giờ để nhập trạch theo giờ Hoàng Đạo (giờ đẹp) là vào khung giờ trời đất giao hòa, thích hợp để làm việc lớn.
Chọn ngày giờ theo tuổi của gia chủ, tuy nhiên cần mời thầy về xem hoặc đi xem tại các địa chỉ uy tín.
Ngoài ra, cũng có những ngày không nên tiến hành lễ nhập trạch như ngày đại kỵ như tháng Giêng tránh ngày Ngọ, tháng Hai tránh ngày Mùi, tháng ba tránh ngày Thân, tháng tư tránh ngày Dậu, tháng Năm tránh ngày Tuất, tháng Sáu tránh ngày Hợi, tháng Bảy tránh ngày Tý, tháng Tám tránh ngày Sửu, tháng Chín tránh ngày Dần, tháng Mười tránh ngày Mão, tháng Mười một tránh ngày Thìn, tháng Chạp tránh ngày Tỵ.
Gia chủ cũng nên tránh những ngày Nguyệt kỵ (là các ngày có số cộng lại bằng 5) trong tháng như ngày 05, ngày 14, ngày 23, cũng như những ngày Tam Nương sát là những ngày Tam Sơ Tam dữ sơ Thất (ngày 03, 07), Thập tam Thập bát dương (ngày 13, 18), Chấp nhị dữ Chấp thất (ngày 22, 27).
Nếu muốn chọn ngày theo hướng nhà, gia chủ cần lưu ý để đạt được sự cân bằng giữa các yếu tố tương sinh tương khắc. Để đạt được sự cân bằng này, gia chủ cần chọn các ngày theo hướng nhà để mang lại may mắn và tránh xui xẻo trong lễ nhập trạch.
Dưới đây là một số cách chọn ngày theo hướng mà gia chủ nên lưu ý: Nhà hướng Đông, hệ Mộc: nên tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ thuộc hệ Kim. Nhà hướng Tây, hệ Kim: nên tránh những ngày Mùi, Hợi, Mão của hệ Mộc. Nhà hướng Nam, hệ Hỏa: nên tránh ngày Tý, Thân, Thìn của hệ Thủy. Nhà hướng Bắc, hệ Thủy: cần tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất của hệ Hỏa.
Lễ nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị gì?
Thực hiện lễ nhập trạch nhằm mục đích đánh dấu một khởi đầu mới và tạo ra sự cân bằng, hòa hợp trong không gian sống của gia đình. Ngoài việc chọn ngày giờ tổ chức lễ nhập trạch, chủ nhà cần lưu ý chuẩn bị một số vấn đề sau:
Dọn dẹp, sắp xếp và trang trí lại ngôi nhà mới của mình. Nếu có thể thì nên sơn lại tường hoặc thay đổi một số đồ nội thất để tạo ra cảm giác mới mẻ trong không gian sống.
Thực hiện nghi lễ trong phòng khách hoặc phòng thờ của ngôi nhà mới. Chủ nhà cần chuẩn bị các vật phẩm và đồ vật cần thiết. Trong lễ, chủ nhà cần đọc kinh, đốt nhang và cầu nguyện các Thần linh bảo vệ cho gia đình mình.
Sau khi thực hiện nghi lễ, chủ nhà cần thực hiện các phong tục như đốt nhang, cúng hoa, đốt nến… để hoàn thành lễ và chào đón Thần linh và tổ tiên về ngôi nhà mới.
Ngày nay, với sự phát triển của đô thị hiện đại, nhiều người sống trong chung cư cũng muốn tổ chức lễ này để bảo vệ tài lộc và mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, việc tổ chức lễ nhập trạch trong chung cư có những điểm khác biệt với việc tổ chức trong nhà riêng.
Đầu tiên, lễ nhập trạch nhà chung cư cần phải thông báo và được sự đồng ý của ban quản lý và ban quản trị chung cư để tránh ảnh hưởng đến an ninh và trật tự tới các hộ sống xung quanh.
Thứ hai, chuẩn bị mâm cúng cần tùy chỉnh cho phù hợp với không gian sống chung. Có thể chọn mâm cúng nhỏ gọn, sử dụng những loại hoa và trái cây nhỏ, bày trí tinh tế và tiện nghi.
Thứ ba là tuân thủ các quy định an toàn về cháy nổ trong khu chung cư. Do đó, nên chọn các loại hương thơm và nến an toàn, sử dụng trong thời gian ngắn và luôn có người trông coi.
Trên đây là bài viết về lễ nhập trạch được tổ chức khi nào? Hy vọng những thông tin trên của Intracom Harmony sẽ hữu ích và giải đáp được thắc mắc của bạn đọc về lễ nhập trạch cho nhà mới.