Intracom Harmony

Hợp Đồng Mua Bán Nhà Chung Cư Chưa Có Sổ

Bạn nhắm chọn được một căn nhà chung cư có vị trí, giá thành phù hợp với gia đình. Tuy nhiên, căn nhà chung cư ấy chưa được cấp sổ hồng. Và bạn đang vô cùng thắc mắc về thủ tục mua bán chung cư chưa có sổ hồng, cách làm hợp đồng mua bán nhà chung cư chưa có sổ ra sao? Vậy hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây, chắc chắn bạn sẽ giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc kể trên!

Nhà chung cư chưa có sổ hồng có được mua bán không?

Theo Điều 118, Luật Nhà ở năm 2014,  một trong những điều kiện để thực hiện giao dịch mua bán nhà ở chung cư là phải có sổ hồng công nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (ngoại trừ trường hợp chung cư hình thành trong tương lai, đang được chủ đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu và đi vào sử dụng).

hợp đồng mua bán nhà chung cư chưa có sổ

Tuy nhiên nếu căn hộ chung cư chưa có sổ hồng công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất song muốn thực hiện giao dịch mua bán thì vẫn có thể thực hiện được bởi theo Điều 123 Luật Nhà ở năm 2014 thì căn hộ ấy được phép mua bán thông qua hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.Đồng nghĩa với việc chung cư bàn giao hay chưa bàn giao, trong tương lai mới có hay đang được sử dụng dù chưa có sổ hồng vẫn có thể tiến hành các giao dịch mua bán dưới hình thức chuyển nhượng theo sự thỏa thuận của 2 bên và theo quy định của pháp luật.

Các bước làm hợp đồng mua bán nhà chung chưa có sổ

Thủ tục mua bán chung cư chưa có sổ hồng dưới hình thức chuyển nhượng cần được thực hiện lần lượt theo các bước như sau:

Bước 1:  Làm hợp đồng mua bán nhà ở chung cư

Sau khi bên mua và bên bán đồng ý các điều kiện thỏa thuận mua bán chuyển nhượng căn hộ chung cư, dựa theo Khoản 1 Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD thì bên mua và bên bán cần làm hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trên cơ sở thống nhất về nội dung.

Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư chưa có sổ hồng dưới hình thức chuyển nhượng phải bao gồm những nội dung chính như sau:

+ Thông tin về bên chuyển nhượng căn hộ (bên bán) và bên nhận chuyển nhượng căn hộ (bên mua)

+ Số, ngày, tháng năm của hợp đồng mua bán nhà ở chung cư với chủ đầu tư

+ Giá chuyển nhượng hợp đồng, phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán

+ Quyền lợi và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng nhà chung cư

+ Giải quyết tranh chấp

+ Một số thỏa thuận khác

Lưu ý mẫu hợp đồng mua bán chung cư chưa có sổ hồng dưới hình thức chuyển nhượng bạn có thể tham khảo theo Phụ lục số 24 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BXD. Bên chuyển nhượng (bên bán) và bên nhận chuyển nhượng (bên mua) có thể thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng sao cho phù hợp với 2 bên song cần phải bảo đảm đầy đủ các thông tin chính, không được trái quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về nhà ở.

Bước 2: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua bán

Hợp đồng mua bán nhà chung cư chưa có sổ hồng dưới hình thức chuyển nhượng sau khi thống nhất nội dung từ bên mua và bên bán phải được công chứng hoặc chứng thực. Hồ sơ xin công chứng hoặc chứng thực bao gồm:

+ 07 bản chính hợp đồng mua bán nhà chung cư dưới hình thức chuyển nhượng (03 bản chủ đầu tư lưu, 01 bản bên bán lưu, 01 bản bên mua lưu, 01 bản nộp cho cơ quan thuế, 01 bản lưu tại đơn vị công chứng chứng thực).

+ Bản chính hợp đồng mua bán chung cư đã ký với chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở.

+ Bản sao căn cước công dân (chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) và xuất trình bản chính để đối chiếu.

+ Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật như giấy tờ về tình trạng hôn nhân (độc thân hay đã kết hôn),…

Bước 3: Kê khai thuế, phí, lệ phí

Bước 4: Nộp hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 33 Thông tư số 19/2016/TT-BXD, sau khi thực hiện các nghĩa vụ kê khai thuế, phí, lệ phí, bên nhận chuyển nhượng (bên mua) nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư.

Hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận gồm các giấy tờ sau:

+ 5 bản chính văn bản mua bán nhà chung cư dưới dạng chuyển nhượng hợp đồng trong đó có 1 bản của bên chuyển nhượng.

+ Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở .

+ Giấy tờ chứng minh việc được miễn thuế theo quy định về thuế của pháp luật

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính thẻ căn cước công dân hoặc  chứng minh nhân dân/ hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu.

Trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ  chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng và gửi lại bên nhận chuyển nhượng nhà ở.

Trên đây là một số nội dung tham khảo về các bước làm hợp đồng mua bán nhà chung cư chưa có sổ. Mua nhà chung cư bạn phải bỏ ra một số tiền rất lớn vì thế bạn nên ra các văn phòng luật để được tư vấn chi tiết cụ thể hơn về trình tự  thủ tục mua bán nhà chung cư chưa có sổ hồng để có thể mua bán nhà ở bảo đảm đúng pháp luật, yên tâm sinh sống sau khi nhận bàn giao căn hộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

quy hoạch xây dựng

Quy hoạch xây dựng là gì? Có mấy loại? Trình tự cấp phép như nào?

Trong quá trình phát triển các đô thị thì quy hoạch xây dựng là một quá trình quan trọng giúp đảm bảo các khu vực được phát triển theo đúng kế hoạch. Quy hoạch xây dựng giúp tạo ra một môi trường sống và làm việc tốt hơn cho cộng…
sổ hồng riêng là gì

Sổ hồng riêng là gì? Sự khác nhau giữa sổ hồng riêng và sổ hồng chung

Trong cuộc sống hiện nay, mua bán bất động sản đã trở nên phổ biến và không còn xa lạ với mọi người. Khi thực hiện giao dịch mua bán bất động sản, bạn sẽ nghe đến hai khái niệm chính là sổ hồng riêng và sổ hồng chung. Vậy…
quy hoạch xây dựng đô thị

Quy hoạch xây dựng đô thị là gì? Vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường

Quy hoạch xây dựng đô thị là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý và phát triển đô thị hiện nay. Quy hoạch đô thị cần đảm bảo các yếu tố như: an toàn giao thông, môi trường sống, kinh tế - xã hội, văn hóa và…
luật quy hoạch xây dựng

Luật quy hoạch xây dựng mới nhất 2023

Sự phát triển của đất nước phản ánh thông qua cơ sở hạ tầng được đầu tư và xây dựng. Hoạt động xây dựng ở Việt Nam phải được thực hiện dựa trên luật quy hoạch xây dựng. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quy…