Intracom Harmony

Những thông tin cần biết về hợp đồng chuyển nhượng căn hộ chung cư

Hiện nay việc lựa chọn căn hộ chung cư làm nơi an cư đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng. Cùng với đó, việc tìm hiểu các vấn đề pháp lý, trong đó có hợp đồng chuyển nhượng căn hộ chung cư cũng đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Cùng tìm hiểu kỹ hơn những thông tin về hình thức này trong bài viết dưới đây.

Điều kiện chuyển nhượng mua bán căn hộ chung cư

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì chuyển nhượng là hình thức chuyển giao tài sản từ cá nhân hoặc tổ chức này sang cá nhân hoặc tổ chức khác. Thông thường việc chuyển nhượng thường diễn ra tại các dự án căn hộ chung cư, đặc biệt là các dự án hình thành trong tương lai.

hợp đồng chuyển nhượng căn hộ chung cư

Theo quy định tại Điều 59 Luật Kinh doanh bất động sản, bên mua, bên thuê mua có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua chưa được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được lập thành văn bản, có xác nhận của chủ đầu tư vào văn bản chuyển nhượng.

Sau khi đã hoàn thành việc chuyển nhượng căn hộ chung cư, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng sẽ được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên mua, bên thuê mua nhà ở với chủ đầu tư. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Cần lưu ý thêm rằng, việc chuyển nhượng hợp đồng  này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở xã hội.

Trình tự, thủ tục trong hợp đồng chuyển nhượng căn hộ chung cư

Quy trình chuyển nhượng căn hộ chung cư đã được quy định rõ ràng và chia thành các trường hợp cụ thể như chuyển nhượng căn hộ chưa có hợp đồng mua bán, chuyển nhượng căn hộ đã có hợp đồng mua bán nhưng chưa có sổ hồng và chuyển nhượng hợp đồng mua bán đã có sổ hồng.

Trước khi tiến hành các thủ tục chuyển nhượng, bên mua cần phải kiểm tra tính pháp lý của căn hộ và xác định chủ đầu tư. Cần phải đảm bảo rằng bên bán đã hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán căn hộ tại thời điểm chuyển nhượng. Ngoài ra cũng cần thỏa thuận rõ về trách nhiệm chi trả các loại phí để đảm bảo quyền lợi và sự minh bạch trong quá trình chuyển nhượng.

Thủ tục chuyển nhượng trong trường hợp căn hộ chưa có hợp đồng mua bán

Trong trường hợp này cần phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: thỏa thuận và đặt cọc

Bước 2: Soạn đơn đề nghị chuyển nhượng

Bước 3: Chủ đầu tư làm chứng hợp đồng chuyển nhượng

Bước 4: Hoàn tất thủ tục

Chuyển nhượng căn hộ đã có hợp đồng mua bán nhưng chưa có sổ hồng

Trong trường hợp này, khách hàng cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Các bên thống nhất lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật

Bước 2: kê khai nộp thuế

Bước 3: Chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng

Bước 4: hoàn tất giấy chứng nhận chuyển nhượng

Để có thể hiểu chi tiết hơn quy định về trường hợp chuyển nhượng căn hộ khi chưa có sổ hồng quý vị có thể đọc tham khảo theo quy định tại Điều 118, Luật Nhà ở năm 2014, khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở, điều 23 Thông tư 19/2016/TT-BXD

Chuyển nhượng căn hộ đã có sổ

Việc chuyển nhượng căn hộ đã có sổ so với hai trường hợp trên được đánh giá là đơn giản hơn rất nhiều khi không còn có sự góp mặt, tham gia của chủ đầu tư dự án. Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Các bên tiến hành thỏa thuận và đặt cọc

Bước 2: Soạn hợp đồng công chứng mua bán sang nhượng căn hộ

Bước 3: Kê khai và đến cơ quan nhà nước để nộp thuế

Bước 4: Hoàn tất quá trình

Chi phí mua bán, sang tên căn hộ chung cư

Một trong số những lưu ý quan trọng trong vấn đề mua bán, chuyển nhượng căn hộ đó chính là vấn đề chi phí. Hai bên mua – bán cần trao đổi rõ về vấn đề trách nhiệm nộp thuế, phí. Các loại phí cần phải nộp bao gồm: thuế thu nhập cá nhân (có nghĩa vụ nộp cho nhà nước), phí công chứng (thường giao động khoảng 3 đến 5 triệu bao gồm các phí liên quan đến phí in ấn, lệ phí, phí cho công chứng viên), phí môi giới, phí hồ sơ cho chủ đầu tư, lệ phí trước bạ.

Một số lưu ý khi làm thủ tục mua bán – chuyển nhượng căn hộ

Bên cạnh quy trình chuyển nhượng căn hộ chung cư khách hàng cần lưu ý thêm, trong trường hợp sang nhượng khi chưa ký hợp đồng mua bán thì người bán không cần phải nộp khoản thuế thu nhập cá nhân.

Để đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, bên mua cần kiểm tra tình trạng căn hộ, tính pháp lý của căn hộ trước khi đặt cọc. Việc đặt cọc cần phải có bên thứ 3 làm chứng.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp quý bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản nhất về hợp đồng chuyển nhượng căn hộ chung cư. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ mang đến những thông tin hữu ích trên hành trình sở hữu căn hộ an cư của quý khách hàng.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

quy hoạch xây dựng

Quy hoạch xây dựng là gì? Có mấy loại? Trình tự cấp phép như nào?

Trong quá trình phát triển các đô thị thì quy hoạch xây dựng là một quá trình quan trọng giúp đảm bảo các khu vực được phát triển theo đúng kế hoạch. Quy hoạch xây dựng giúp tạo ra một môi trường sống và làm việc tốt hơn cho cộng…
sổ hồng riêng là gì

Sổ hồng riêng là gì? Sự khác nhau giữa sổ hồng riêng và sổ hồng chung

Trong cuộc sống hiện nay, mua bán bất động sản đã trở nên phổ biến và không còn xa lạ với mọi người. Khi thực hiện giao dịch mua bán bất động sản, bạn sẽ nghe đến hai khái niệm chính là sổ hồng riêng và sổ hồng chung. Vậy…
quy hoạch xây dựng đô thị

Quy hoạch xây dựng đô thị là gì? Vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường

Quy hoạch xây dựng đô thị là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý và phát triển đô thị hiện nay. Quy hoạch đô thị cần đảm bảo các yếu tố như: an toàn giao thông, môi trường sống, kinh tế - xã hội, văn hóa và…
luật quy hoạch xây dựng

Luật quy hoạch xây dựng mới nhất 2023

Sự phát triển của đất nước phản ánh thông qua cơ sở hạ tầng được đầu tư và xây dựng. Hoạt động xây dựng ở Việt Nam phải được thực hiện dựa trên luật quy hoạch xây dựng. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quy…