Hạch Toán Phí Bảo Trì Chung Cư – Những Điều Cần Biết
Phí bảo trì chung cư là một trong những khoản phí phải đóng khi mua chung cư. Hạch toán phí bảo trì chung cư chi tiết như thế nào? Phí bảo trì chung cư sẽ được sử dụng vào mục đích gì, đóng số tiền là bao nhiêu? Theo dõi ngay những thông tin trong bài viết này bạn sẽ có câu trả lời cụ thể nhất cho những câu hỏi trên.
Phí bảo trì chung cư là gì?
Phí bảo trì chung cư là loại phí chủ các căn hộ chung cư, người thuê diện tích trong chung cư phải nộp để phục vụ cho việc bảo trì phần diện tích và thiết bị thuộc quyền sở hữu chung của khu chung cư đó.
Kinh phí bảo trì nhà chung cư thường được sử dụng để bảo trì bảo dưỡng các phần sở hữu chung của khu chung cư như: sửa chữa các khung, cột, tường bao ngôi nhà, tường chịu lực, tường phân chia các căn hộ, hành lang, thang máy, sàn, mái, sân thượng, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hệ thống cấp điện, cấp nước; … xử lý hút bể phốt định kỳ, các khu vực nước thải ùn ứ, cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư;… sửa chữa, thay mới hệ thống đèn chiếu sáng, tưới nước ở các khu công viên xung quanh khu chung cư…
Hạch toán phí bảo trì chung cư
Theo như quy định hiện hành, các chủ sở hữu căn hộ chung cư trong khu chung cư phải đóng phí bảo trì chung cư bằng 2% tổng giá trị tiền mua căn hộ chung cư. Ví dụ nếu bạn mua căn hộ chung cư có giá 1,5 tỷ thì 2% của 1,5 tỷ tương đương với 30 triệu đồng. Nếu bạn mua căn hộ chung cư có giá 2,5 tỷ thì 2% của 2,5 tỷ tương đương với số tiền là 50 triệu đồng.
Phí bảo trì chung cư thường phải đóng 1 lần duy nhất sau khi người mua, người thuê ký hợp đồng căn hộ chung cư, diện tích chung cư với chủ đầu tư.
Phí bảo trì chung cư do ai quản lý?
Khi nhận được tiền phí bảo trì chung cư do người thuê diện tích chung cư, người mua chung cư nộp, chủ đầu tư phải mở một tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng đang hoạt động ở Việt Nam ghi rõ tên tài khoản là tiền gửi kinh phí bảo trì chung cư dưới hình thức có kỳ hạn.
Để quá trình hạch toán phí bảo trì chung cư được tiến hành theo quy định, sau khi Ban quản lý tòa nhà được thành lập và có văn bản đề nghị, yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư đang tạm quản lý thì chủ đầu tư và Ban quản lý tòa nhà thống nhất lập hồ sơ quyết toán dựa theo số liệu kinh phí bảo trì.
Căn cứ vào số liệu quyết toán, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm chuyển giao kinh phí bảo trì sang cho Ban quản lý tòa nhà thông qua hình thức chuyển khoản. Cách thức lập tài khoản quản lý kinh phí và thủ tục nhận bàn giao phí bảo trì chung cư cho Ban Quản lý chung cư sẽ được thực hiện dựa theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.
Nguyên tắc bảo trì nhà chung cư
Theo Điều 32 Thông tư 02/2016/TT của Bộ Xây dựng ban hành ngày 15-2-2016 về các nguyên tắc bảo trì nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì các phần sở hữu riêng và đóng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư để duy trì chất lượng của công trình nhà ở và bảo đảm sự an toàn của cư dân trong quá trình sử dụng.
Việc bảo trì phần sở hữu riêng của tòa nhà không được làm ảnh hưởng đến phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác và các hệ thống thiết bị, công trình thuộc sở hữu chung của nhà chung cư.
Việc bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư với mục đích để ở và mục đích sử dụng hỗn hợp không phân chia riêng biệt khu căn hộ và khu dịch vụ, văn phòng, thương mại tuân theo quy định bảo trì tòa nhà, quy trình bảo trì thiết bị đã được lập và thông qua trong hội nghị nhà chung cư.
Đối với việc bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư với mục đích sử dụng hỗn hợp, phân chia riêng biệt phần sở hữu chung của khu văn phòng, khu căn hộ và dịch vụ, thương mại sẽ được thực hiện theo các quy định như sau:
+ Đối với phần sở hữu chung của khu căn hộ và phần sở hữu chung của cả tòa nhà thực hiện bảo trì dựa trên quy trình bảo trì đã được thỏa thuận ban đầu khi ký kết hợp đồng mua bán.
+ Đối với phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại thì chủ sở hữu của các khu này ở thời điểm đó phải thực hiện bảo trì bảo dưỡng theo quy định.
Chủ sở hữu, Ban quản trị nhà chung cư chỉ được thuê cá nhân,đơn vị có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện bảo trì theo quy định.
Trên đây là một số thông tin hạch toán phí bảo trì chung cư chi tiết nhất. Hi vọng những thông tin trên bổ ích giúp bạn nắm rõ hơn về các nội dung liên quan đến kinh phí bảo trì chung cư và yên tâm hơn khi đóng phí bảo trì chung cư. Chúc bạn và các thành viên trong gia đình luôn được sống trong căn hộ mơ ước có vị trí thuận lợi cho sinh hoạt, lao động và làm việc, có đa dạng tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống.