Intracom Harmony

Quy Định Về Đồng Sở Hữu Căn Hộ Chung Cư Bạn Nên Biết

Đồng sở hữu căn hộ chung cư là cụm từ không còn mới lạ trong các giao dịch về bất động sản hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải ai cũng hiểu hết khái niệm, ý nghĩa, bản chất của hình thức bất động sản đồng sở hữu này. Nhiều khi người mua nhà còn phân vân có nên mua hay không? Và nếu mua thì điều kiện để tham gia mua bán là gì? Hãy cùng Intracom Harmony tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.

Đồng sở hữu căn hộ chung cư là gì?

Tùy vào hình thức sở hữu mà quyền và nghĩa vụ của các chủ sở hữu đối với tài sản chung là bằng nhau hoặc không bằng nhau. Đồng sở hữu là hình thức sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với cùng một tài sản đó. Trong đó đồng sở hữu căn hộ chung cư là một hình thức sở hữu mà tại đó quyền nghĩa vụ của các chủ sở hữu được quy định sẵn.

đồng sở hữu căn hộ chung cư

Pháp luật đã quy định về việc đồng sở hữu trong nhà chung cư theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015. Theo đó, đồng sở hữu bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Trong sở hữu chung hợp nhất có sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia. Trường hợp sở hữu chung của các thành viên trong gia đình là hình thức sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia.

Đồng sở hữu căn hộ chung cư là sở hữu phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia. Trừ trường hợp Luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.

Các chủ sở hữu căn hộ nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản. Trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác. Trong trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư sẽ được thực hiện theo quy định của Luật.

đồng sở hữu căn hộ chung cư

Quy định về mua nhà chung cư đồng sở hữu không?

Trước tiên, nhà ở thuộc sở hữu chung của nhiều người có thể được nhận biết thông qua việc sở hữu chung của vợ chồng, hộ gia đình, sở hữu chung của các căn chung cư mini hoặc sở hữu chung của nhiều anh chị em khi nhận thừa kế…

Khi bán những tài sản thuộc đồng sở hữu thì bên bán và bên mua phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật hiện hành như: Điều 118 Luật Nhà ở 2014 đã quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch về mua bán, cho thuê, tặng, cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ những điều kiện sau đây:

Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn phải không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu và đang trong thời hạn sở hữu nhà ở.

Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

++ Xem thêm: Người nước ngoài có được mua chung cư không?

Sau khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện nêu trên, việc mua bán nhà ở đồng sở hữu sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 126 Luật Nhà ở 2014, cụ thể bao gồm:

Một là, nhà ở thuộc sở hữu chung chỉ được bán khi có sự thỏa thuận nhất trí của tất cả các chủ sở hữu. Nếu một trong những chủ sở hữu không đồng ý bán thì các đồng sở hữu khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Lúc này, các chủ sở hữu chung căn hộ chung cư sẽ được quyền ưu tiên mua.

Nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở mới được giao bán cho người khác. Theo đó, các điều kiện về giá, thanh toán, quyền nghĩa vụ các bên, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại… cho chủ sở hữu chung khác phải giống như những điều kiện để bán cho người không phải là đồng sở hữu.

Hai là, trường hợp có chủ sở hữu chung đã có tuyên bố mất tích của Tòa án thì các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó. Đồng thời, phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo luật quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo quy định Pháp Luật.

Ba là, trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu căn của mình thì các chủ sở hữu chung khác sẽ được quyền ưu tiên mua. Phần quyền sở hữu nhà ở của chủ sở hữu chung được bán cho người khác trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở.

Như vậy, việc mua bán tài sản là đồng sở hữu căn hộ chung cư được pháp luật cho phép thực hiện. Tuy nhiên, phải chú ý đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà Intracom Harmony đã cung cấp ở trên để tránh rủi ro và tiết kiệm thời gian, công sức.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

cần bao nhiêu tiền để mua chung cư trả góp

Cần Bao Nhiêu Tiền Để Mua Chung Cư Trả Góp Năm 2025?

Mua chung cư trả góp là một hình thức mua nhà rất phổ biến tại các thành phố lớn hiện nay. Xoay quanh chủ đề này có rất nhiều nội dung được quan tâm, một trong số đó là nội dung cần bao nhiêu tiền để mua chung cư trả…
vay ngân hàng mua chung cư trả góp

Kinh Nghiệm Vay Ngân Hàng Mua Chung Cư Trả Góp Năm 2024

Những năm gần đây, việc vay ngân hàng mua chung cư trả góp đang được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn. Với nhiều người, đây là phương án tối ưu khi tầm tài chính chưa đủ mà vẫn muốn có nơi an cư. Hoặc tài chính dư giả…
giá điện nước chung cư

Giá Điện Nước Chung Cư Cập Nhật Mới Nhất Năm 2024

Cũng như ở nhà đất, cư dân sống ở chung cư cũng phải chi trả một khoản tiền mỗi tháng cho việc sử dụng điện nước. Nhiều người thắc mắc không biết giá điện nước chung cư hiện nay như thế nào? Có đắt đỏ lắm không? Có đủ sức…
cách tính m vuông nhà

Cách tính m vuông nhà: Bí quyết đơn giản khi mua nhà

Làm thế nào để biết được cách tính m vuông nhà một cách chính xác nhất? Đây thực sự là một vấn đề quan trọng đối với việc xây dựng nhà ở hoặc các công trình tương tự. Việc tính toán diện tích một cách chính xác không chỉ giúp…