Ban quản trị chung cư là gì? Tiêu chuẩn thành viên và trách nhiệm cần có
Khi các căn hộ trong tòa nhà chung cư được chủ đầu tư tiến hành bàn giao cho các chủ sở hữu, Ban quản trị nhà chung cư được thành lập. Vậy ban quản trị chung cư là gì? Tiêu chuẩn để trở thành thành viên trong Ban quản trị trong tòa nhà chung cư là gì? Trách nhiệm của Ban quản lý tòa nhà chung cư cụ thể ra sao?… Mời bạn theo dõi ngay những thông tin dưới đây để có câu trả lời cho những câu hỏi trên.
Ban quản trị chung cư là gì?
Ban quản trị chung cư là gì? Dựa theo Luật Nhà ở năm 2014, điều 103 quy định: Nếu tòa nhà chung cư chỉ có một chủ sở hữu duy nhất hoặc tòa nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng số căn hộ trong tòa nhà dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng tòa nhà chung cư thống nhất quyết định về việc có hoặc không thành lập Ban quản trị chung cư.
Song nếu tòa nhà chung cư có từ 20 căn hộ trở lên và có nhiều chủ sở hữu thì bắt buộc việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Ban quản trị chung cư sẽ đại diện cho tất cả các chủ sở hữu trong tòa nhà chung cư, thực hiện các công việc liên quan đến quản lý và vận hành tòa nhà chung cư dựa theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Ban quản trị chung cư gồm những ai? Tiêu chuẩn thành viên?
Theo quy định của pháp luật, nếu nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành phần trong Ban quản trị chung cư gồm có đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư.
Song nếu nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, Ban quản trị nhà chung cư sẽ bao gồm đại diện chủ đầu tư và người sử dụng nhà chung cư.
Dựa trên quy định trong khoản 6 Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng thì tiêu chuẩn thành viên Ban quản trị chung cư gồm có những tiêu chuẩn sau:
+ Đối với tòa nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, thành viên Ban quản trị chung cư phải là chủ sở hữu và đang sử dụng tòa nhà chung cư đó.
+ Đối với tòa nhà chung cư có một chủ sở hữu, thành viên ban quản trị nhà chung cư là đại diện chủ sở hữu và người đang sử dụng chung cư.
Trách nhiệm của Ban quản trị chung cư
Ban quản trị chung cư thường gồm có trưởng ban quản trị nhà chung cư, 01 hoặc 02 phó ban quản trị nhà chung cư và các thành viên do hội nghị nhà chung cư quyết định.
Trách nhiệm của Ban quản trị chung cư là:
- Quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư, cụm nhà chung cư dựa theo nguyên tắc sử dụng quỹ bảo trì chung cư đã được thông qua trong hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư và quy định của pháp luật về nhà ở; báo cáo việc thu, chi sử dụng quỹ trong hội nghị nhà chung cư.
- Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư thực hiện các nội dung trong nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, cụm nhà chung cư
- Đề nghị hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư thông qua mức giá về các dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, cụm nhà chung cư.
- Ban quản trị chung cư đại diện ký hợp đồng các giao dịch cung cấp dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư sau khi đã được hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư lựa chọn
- Ban quản trị chung cư đại diện các chủ sở hữu trong tòa nhà chung cư và các chủ hộ trong tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư ký hợp đồng với các đơn vị có năng lực bảo trì nhà ở.
- Thu thập, tổng hợp các ý kiến, đề xuất, các kiến nghị của chủ sở hữu trong tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư.
- Phối hợp với cơ quan chính quyền địa phương bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và các chủ sở hữu căn hộ trong tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư khi thực hiện những quyền và nghĩa vụ trên.
- Thực hiện một số công việc khác theo như nghị quyết trong hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư.
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến ban quản trị chung cư là gì, tiêu chuẩn để có thể trở thành thành viên Bản quản lý chung cư, trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư. Ban quản trị nhà chung cư ra đời để thực hiện các công việc quản lý và vận hành nhà chung cư. Song các cư dân trong tòa nhà chung cư, cụm chung cư cũng cần hiểu rõ về mô hình hoạt động cũng như phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý nhà chung cư để có thể bảo vệ quyền lợi chính mình.