Ban Quản Trị Chung Cư Có Tư Cách Pháp Nhân Không?
Nhà chung cư là công trình bao gồm một cộng đồng cư dân cùng sinh sống. Ban quản trị nhà chung cư được thành lập có vai trò quan trọng trong quá trình điều hành và quản lý nhà chung cư. Tuy nhiên ban quản trị chung cư có tư cách pháp nhân không là vấn đề nhiều người còn băn khoăn. Cùng Intracom Harmony giải đáp ngay vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Ban quản trị chung cư có tư cách pháp nhân không?
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu (từ 20 căn hộ trở lên) thì phải lập ban quản trị theo khoản 3, điều 103, Luật Nhà ở quy định. Ban quản trị chung cư sẽ được bầu thông qua hội nghị nhà chung cư và căn cứ luật bầu cử ban quản trị nhà chung cư. Để bầu ra những người có tâm, có tầm, giúp thực hiện các quyền và trách nhiệm nhất định. Ban quản trị chung cư là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và được hoạt động theo mô hình hội đồng quản trị của công ty hoặc mô hình ban chủ nhiệm của hợp tác xã.
Đối với nhà chung cư dưới 20 căn hộ không cần thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Những người sử dụng nhà chung cư đó có thể họp rồi thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư.
Trường hợp chỉ có 1 chủ sở hữu thì ban quản trị chung cư không có tư cách pháp nhân, không có con dấu. Ban quản trị sẽ hoạt động theo mô hình tự quản.
Trách nhiệm và quyền hạn của ban quản trị chung cư
Thực hiện đôn đốc, nhắc nhở các chủ căn hộ, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý và sử dụng nhà chung cư.
Quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở 2014. Ban quản trị có trách nhiệm nhiệm báo cáo công khai việc thu, chi khoản kinh phí này.
Tổ chức hội nghị nhà chung cư và thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư với đơn vị uy tín, có kinh nghiệm, có năng lực bảo trì nhà ở hoặc với chủ đầu tư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 102 của Luật nhà ở năm 2014.
Ban quản trị nghiên cứu và đưa ra phương án lựa chọn đơn vị có năng lực bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng. Việc bảo trì phần sở hữu chung sẽ do đơn vị đang quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện. Hoặc các đơn vị khác có năng lực, chuyên môn để sửa chữa, bảo trì theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực đang sinh sống. Thực hiện đúng quy chế hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư, không được tự bãi miễn hoặc bổ sung thành viên Ban quản trị nhà chung cư.
Ban quản trị được hưởng thù lao trách nhiệm và các chi phí khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư. Thực hiện các công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao. Chịu trách nhiệm trước pháp luật các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ và quyền hạn.
Hàng tháng liệt kê rõ các hạng mục hoạt thu, chi tài chính của Ban quản trị cho toàn cư dân biết. Cập nhật kết quả các công việc bảo trì và thu, chi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư lên bảng thông báo hoặc nhóm chung của cư dân.
Thay mặt các chủ sở hữu để thực hiện các quyền đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở 2014 và Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD; không được kích động người khác gây mất trật tự, an ninh tại khu vực nhà chung cư.
Chịu trách nhiệm trước các chủ sở hữu nhà chung cư về nhiệm vụ được giao; chấp hành đúng quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị.
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức họp hội nghị nhà chung cư. Thông qua các chủ sở hữu để công nhận Ban quản trị nhà chung cư theo quy định của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD.
Trong trường hợp đơn vị đang quản lý vận hành tòa nhà không còn đủ điều kiện và năng lực thì trách nhiệm của ban quản trị chung cư là tổ chức họp hội nghị nhà chung cư để thông qua và quyết định thay thế đơn vị quản lý, vận hành mới.
Thành viên Ban quản trị nếu có hành vi phạm Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD và quy định của pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định. Có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.
Bàn giao lại hồ sơ, sổ sách, giấy tờ đang quản lý cho Ban quản trị mới sau khi hết nhiệm kỳ và bầu được ban quản trị mới.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về vấn đề ban quản trị chung cư có tư cách pháp nhân không? Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến chung cư thì hãy thường xuyên truy cập website intracomharmony.vn
>> Xem thêm: Quy Định Về Ban Quản Trị Nhà Chung Cư Như Thế Nào?